Kinh nghiệm XÙ Nợ công ty tài chính Không bị dính nợ Xấu

Mặc dù công ty tài chính đã giải quyết nhu cầu cần tiền gấp cho nhiều đối tượng nhưng vì khó khăn tài chính cộng với tiền lãi cộng dồn hàng tháng quá cao nên không còn khả năng trả nợ. 

Chính vì vậy nhiều người muốn tìm kiếm cách quỵt nợ để không bị bắt. Bài viết này Appvay sẽ gửi đến bạn những kinh nghiệm xù nợ công ty tài chính không bị dính nợ xấu để mọi người cùng tham khảo. Cùng theo dõi hết nội dung bên dưới ngay nhé!

Kinh nghiệm xù nợ công ty tài chính

Trước khi xù nợ công ty tài chính bạn phải suy nghĩ thật kỹ. Bởi vì đạo lý ở đời có vay là phải có trả. Những đơn vị cho vay tiền đã giúp đỡ bạn trong những tình huống gấp, cần tiền xoay sở nhanh thì mọi người cũng nên trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên với những trường hợp bạn bị lừa vay, vay nhầm đơn vị tín dụng đen, lừa đảo thì có thể tham khảo những kinh nghiệm xù nợ được nhiều người đi trước áp dụng như sau.

  • Hãy tắt hết mọi thông tin liên lạc bạn đã đăng ký với đơn vị cho vay, công ty tài chính để bên đó không thể liên lạc với bạn được. 
  • Số điện thoại cũ có thể vứt sim hoặc khóa 1 chiều, tắt máy 24/24, chặn tin nhắn SMS.
  • Thông báo với bạn bè, người thân không nhận cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ. 
  • Tắt, và tạm khóa hết tài khoản mạng xã hội để không bị liên hệ đòi nợ. 
  • Nếu có thể bạn hãy đổi địa chỉ sinh sống cũ tạm trốn một nơi ở mới để không bị người đòi nợ đến tận nhà quấy rối. 

Hướng dẫn trả nợ triệt để khi vay tiền nhanh 

Như đã nói ở trên, nếu cùng đường vô thế thực sự không còn khả năng nào để xoay sở nợ nần thì bạn mới suy nghĩ đến việc bùng nợ. Còn nếu không hãy tìm cách trả nợ để tránh gặp những rắc rối về sau. Sau đây là một số hướng dẫn trả nợ triệt để khi vay tiền nhanh tại app, công ty tài chính. 

  • Hãy tạo dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý

Bạn chỉ nên vay mượn tiền khi thực sự khó khăn, vay để chi tiêu khi bị khủng hoảng về mặt tài chính. Để không bị nợ chồng nợ bạn cần lập ra cho mình một kế hoạch quản lý chi tiêu hợp lý, không tiêu xài hoang phí, chi những khoản không đáng. 

  • Lên kế hoạch trả nợ rõ ràng

Xây dựng các mốc trả nợ sẽ giúp bạn có thêm động lực tiết kiệm, thanh toán khoản nợ đúng hạn. Mọi người nên ưu tiên những khoản nào trả trước, khoản nào trả sau để kiểm soát được số nợ của mình. Nếu cứ tiến hành trả nợ lần lượt từng đợt như vậy thì dù khoản nợ có lớn đến đâu cũng có thể thanh toán được hết. 

  • Tận dụng tối đa chương trình ưu đãi về lãi suất

Nhiều đơn vị cho vay có những chương trình ưu đãi về lãi suất như vay 0% lãi suất, giảm lãi suất cho khách hàng vay đầu tiên,…. Mọi người nên nắm bắt những chương trình này để tiết kiệm tối đa chi phí vay tiền. 

  • Vay, mượn tiền từ người thân để trả nợ

Nếu đến hạn thanh toán nợ nhưng bạn vẫn chưa giải quyết kịp thì có thể hỏi mượn người thân để kịp tất toán hết khoản nợ tránh phiền phức về sau. Gia đình sẽ giúp bạn san sẻ nhưng gánh nặng và nỗi lo trong cuộc sống. Chính vì vậy, đừng ngại chia sẻ với họ nhé. 

  • Thanh lý, cầm đồ những đồ dùng có giá trị

Một cách xoay sở nhanh chóng là bạn có thể cầm đồ những vật có giá trị để thu gom số tiền thanh toán nợ cho bên vay đúng hạn, cắt đứt tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con. 

Những câu hỏi thường gặp về xù nợ tài chính

Tại sao khách hàng muốn xù nợ công ty tài chính?

Trên mạng xã hội, diễn đàn hiện nay xuất hiện những hội nhóm, group chia sẻ những kinh nghiệm bùng nợ, xù nợ. Vậy đâu là những lý do khiến người vay có những hành động tiêu cực như vậy. 

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến nhiều người có cùng suy nghĩ xù nợ công ty tài chính:

  • Do phía công ty tài chính thu lãi suất quá cao, tiền lãi suất còn cao hơn gấp mấy lần tiền vay nợ.
  • Lãi suất thu thực tế khác so với lãi suất quảng cáo, được ghi trong hợp đồng. 
  • Công ty tài chính có dấu hiệu lừa đảo, núp bóng tín dụng đen. 
  • Cách thức đòi nợ của công ty tài chính quá khắt khe, chửi bới, hăm dọa, thậm chí “khủng bố” liên tục người vay nếu trả chậm. 
  • Khách hàng cố tình không trả vì vẫn nghĩ rằng khi vay không có tài sản đảm bảo nên không sợ mất mát. 
  • Công ty tài chính và khách hàng không thống nhất dẫn đến mâu thuẫn khiến khách hàng cảm thấy bản thân bị lừa đảo. 
  • Phía người vay bị mất khả năng thanh toán, không đủ tài chính trả nợ. 
  • Do khách hàng vay tiền theo kiểu vay app này trả app kia dẫn đến tình trạng nợ chồng, mất kiểm soát tài chính. 

Xù nợ công ty tài chính có bị gì không?

Nếu từng nghĩ đến việc xù nợ công ty tài chính thì mọi người nên cân nhắc thật kỹ bởi vì đi theo đó là kèm theo một số hệ lụy như sau:

  • Bị “khủng bố” bởi những cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ mỗi ngày, bất kể ngày đêm, thậm chí nhận những lời thô tục, chửi bới,…. 
  • Ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, người thân, bạn bè sẽ phải nghe hàng tá những cuộc gọi đòi nợ quấy nhiễu.
  • Ảnh hưởng đến số điện thoại bạn dùng để tham chiếu. 
  • Phải chịu phí phạt cao ngất ngưỡng, lên đến hơn 150%. Như vậy, số tiền cả gốc lẫn lãi sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với ban đầu.
  • Bị liệt kê vào danh sách nợ xấu. Sau này nếu bạn vay ngân hàng, vay lại tổ chức tài chính hồ sơ sẽ không được duyệt.
  • Ảnh hưởng đến hồ sơ cá nhân, khó xin việc làm trong tương lai.
  • Nếu vay số tiền lớn, thuộc tổ chức tài chính có đăng ký giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ bị kiện ra tòa. 

Làm gì để không cần phải xù nợ công ty tài chính?

Hướng dẫn một số cách để bạn không cần phải nhọc lòng suy nghĩ cách xù nợ công ty tài chính như:

  • Cố gắng thanh toán khoản vay đúng hẹn, lập kế hoạch thanh toán, chia khoản vay nhỏ để khỏi bị áp lực kinh tế.
  • Hạn chế vay nhiều, không vay nợ góp dài để không bị nản. 
  • Nên tránh xa những lời nói tiêu cực, hội nhóm bùng tiền/ quỵt nợ/ xù nợ trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến tâm lý. 
  • Cố gắng tất toán khoản vay trước hạn tiết kiệm lãi phải trả. 

Có nên quỵt nợ công ty tài chính không?

Như đã trình bày ở trên, nếu đã có nhu cầu vay thì mọi người không nên nghĩ đến chuyện quỵt nợ. Bởi vì không kể những công ty lừa đảo, các đơn vị cho vay chân chính đã giúp bạn giải quyết một số vấn đề tiền bạc trước mắt nên hãy trả nợ đúng hạn để coi đó như lời cảm ơn và giữ chữ tín cho bản thân. 

Ngoài ra, quỵt nợ số tiền lớn đôi khi bạn sẽ phải ra hầu tòa, bị khởi kiện, phạt tiền hay thậm chí tạm giam vì tội vi phạm hành chính,….. Chính vì vậy, nếu không phải bị lừa vay thì mọi người không nên có suy nghĩ xù nợ khi đi vay nhé.

Những lưu ý khi xù nợ công ty tài chính

Hãy tham khảo hết những điều dưới đây nếu bạn có ý định xù nợ:

  • Các app cho vay nặng lãi, đơn vị vay tín dụng đen nếu cho vay lãi suất cao cắt cổ, sau đó khủng bố người vay thì sẽ bị xử lý về tội “Tội cho vay lãi nặng”, phạt tiền từ 30 triệu đến 1 tỷ đồng, cao hơn là phạt tù 3 năm.
  • Với hành vi đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ danh dự người vay để gây áp lực trả nợ đơn vị vay sẽ bị xem xét truy tố về tội “làm nhục người khác”. Tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể mà cơ quan công an sẽ điều tra làm rõ để xem xét xử lý.
  • Người vay nếu dùng thông tin giả như: CMND/ CCCD, sim giả để vay công ty tài chính, các app vay tiền online rồi trốn nợ,… sẽ bị quy vào tội lừa đảo  nhằm chiếm đoạt tài sản của các tổ chức tín dụng, app vay tiền. Mức án cao nhất có thể bị phạt tù đến 20 năm.

Như vậy, bài viết trên đây appvay đã chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm xù nợ công ty tài chính mới nhất. Tuy nhiên việc trốn nợ là điều không nên, vi phạm pháp luật vì vậy mọi người không nên lạm dụng và thực hiện. Hy vọng bài viết này đã giải đáp những thắc mắc của bạn bấy lâu nay. Nếu có câu hỏi nào hãy để lại dưới phần bình luận nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *