Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Cách đối phó với App vay tiền nặng lãi lừa đảo

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Ngày nay không hiếm để ta tìm thấy những tình huống người đi vay bị lừa vay tiền nặng lãi lừa đảo, chịu khủng bố liên tục. Qua bài viết dưới đây, appvay sẽ hướng dẫn bạn cách đối phó với khi gặp trường hợp bị khủng bố, đe dọa, quấy rối hiệu quả nhất. Hãy tham khảo ngay để có hướng xử lý kịp thời nhất có thể nhé!

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?

Trong cuộc sống chắc chắn ai cũng phải trải qua những giai đoạn cần tiền ngay lập tức để xoay sở một vấn đề nào đó. Phương pháp vay nhanh là cách giải quyết nhanh nhất. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa cảnh giác được những hậu quả không ngờ từ vay nóng, vay nặng lãi.

 

Nếu chẳng may, bạn rơi vào những trường hợp như vậy thì làm cách nào để thoát khỏi sự khủng bố đó? Dưới đây là một số hướng giải quyết mà appvay gợi ý cho bạn trong những tình huống khẩn:

  • Bạn hãy thật sự bình tĩnh, không quá nôn nóng hay quá kích động. Bởi vì khi tâm trạng con người bị kích động sẽ dễ dẫn đến những hành xử sai lầm. 
  • Hãy yêu cầu đơn vị cho vay thêm thời gian trả nợ từ 2 tuần – 1 tháng. Phương pháp kéo dài thời gian này để bạn có thể tìm ra phương án xoay tiền nhanh, trả dứt điểm. Nếu không thì trình báo công an nếu hợp đồng, số nợ không đúng, có dấu hiệu lừa đảo.
  • Không nên xin bên cho vay gia hạn thời gian quá lâu, hãy hỏi trước lãi suất, tổng tiền phải trả là bao nhiêu nếu gia hạn thời gian như vậy. Bởi vì, nếu bạn gia hạn quá lâu thì lãi suất càng cao hơn nữa, đừng để lãi mẹ đẻ lãi con. 
  • Nếu số tiền quá lớn, bản thân không đủ khả năng chi trả thì bạn hãy nên tìm đến sự trợ giúp của người thân, bạn bè.
  • Nếu phát hiện đơn vị cho vay có dấu hiệu lừa đảo, tín dụng đen thì hãy trình báo công an, nhà nước có thẩm quyền để xử lý kịp thời.
  • Không nên tin lời của đơn vị cho vay rằng, hãy vay bên đơn vị B để trả nợ cho đơn vị A. Khả năng cao nhất là bạn sẽ bị mắc bẫy bọn cho vay tín dụng đen.
  • Trong trường hợp khẩn, hãy tố cáo tín dụng đen vào đường dây nóng của công an thành phố, khu vực hiện đang sinh sống để xử lý. Đường dây nóng của công an thành phố Hồ Chí Minh: 0692 326 555. Đường dây nóng công an Hà Nội: 0692 343 647.

Những hình thức khủng bố vay tiền nặng lãi

Để tránh vay phải những đơn vị cho vay lãi nóng, bị khủng bố đòi nợ bất chấp khiến cuộc sống của bạn rơi vào bi kịch thì hãy nên suy nghĩ cẩn thận trước khi đi vay. Một số những hình thức khủng bố phổ biến hiện nay như sau.

Chịu phí lãi suất cao ngất ngưởng 

Nếu “con nợ” thanh toán chậm nợ vay thì ngoài khoản phí đóng phạt phải chịu thêm cảnh khốn đốn với lãi suất cao ngất ngưởng. Nếu bạn cảm thấy mất khả năng thanh toán thì hãy tìm mọi cách mượn tiền người thân để trả nợ. Bởi vì nợ càng lâu số tiền tăng lên gấp bội lần, có thể vượt 100 – 200% số nợ ban đầu.

Một nạn nhân rơi vào vòng xoáy nợ nần cho hay, trước đây vì cần tiền gấp nên đã vay app 3 triệu đồng trong vòng 7 ngày. Nhưng thực chất anh chỉ nhận được 1,5 triệu đồng. 

Cũng có trường hợp người vay 40 triệu đồng thế nhưng chỉ sau 2 tháng app tính lãi lên đến 30% trên số tiền gốc (vượt số lãi mà nhà nước quy định), đẩy số nợ phải trả hơn 500 triệu đồng. Vì không có đủ 500 triệu để trả nợ nên người vay phải rơi vào tình cảnh trớ trêu quay sang “khủng bố” hàng loạt bạn bè, người thân. 

Gọi điện làm phiền liên tục 24/24

Những bên cho vay lừa đảo sẽ tìm mọi cách đòi được nợ thì họ mới dừng. Nhiều đơn vị sẽ gọi điện nhắc trả nợ liên tục 24/24, làm phiền mỗi ngày, mỗi giờ đến khi bạn chịu tất toán xong những khoản vay đó. Bên cạnh đó, không chỉ có bạn mà cả gia đình, người thân, bạn bè cũng chịu cảnh làm phiền cả ngày lẫn đêm.

Tung hình ảnh xấu, bêu rếu thông tin lên mạng xã hội

Một hình thức khủng bố mà ta vẫn hay thường thấy là khách hàng đi vay bị tung những hình ảnh, bêu rếu thông tin xấu trên mạng sẽ hội. Nhiều người thường cảm thấy việc bôi nhọ danh dự này là một điều kinh khủng, mất mặt nên họ sẽ tìm mọi cách liên hệ trả nợ ngay, hoặc thậm chí suy nghĩ những vấn đề tiêu cực hơn.

Thuê xã hội đen đe dọa, đánh đập

Khi trở thành con nợ của những tổ chức tín dụng đen, vay nặng lãi thì họ sẽ dùng biện pháp mạnh hơn là mạo danh công an, thuê xã hội đen, hay những chiêu trò khác,… để đe dọa, đòi tiền tận nơi ở của bạn.

Những câu hỏi liên quan khi vay tiền nặng lãi lừa đảo

Cách đối phó với App vay tiền nặng lãi lừa đảo?

Một số những cách đối phó khi rơi vào tình huống vay tiền nặng lãi sau đây:

  • Hãy làm đơn khiếu nại đến công ty tài chính, đơn vị cho vay đã thực hiện hành vi quấy rối, đe dọa, bôi nhọ để nhằm mục đích thu hồi nợ.
  • Đối với nơi vay đen, lừa đảo thì gửi đơn tố cáo tới các thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc ngân hàng nhà nước ở địa phương để xin xử lý nhưng app vay này.
  • Không nhượng bộ trước những “yêu sách” đòi nợ, lãi suất vô lý.
  • Chặn mọi cuộc gọi từ số điện thoại lạ, trong thời gian đầu có thể tạm khóa tài khoản mạng xã hội. 
  • Thương lượng với bên cho vay để đưa ra phương hướng giải quyết thỏa đáng. 
  • Thông báo cho người thân, bạn bè không nhận số điện thoại lạ.
  • Khi vay hạn chế cung cấp mọi thông tin cá nhân, thông tin của bạn bè, người thân cho bên cho vay.
  • Trường hợp không vay tiền những vẫn bị đòi nợ thì làm việc rõ với bên cho vay, có thể khởi kiện nếu vẫn chưa giải quyết.

App vay tiền khủng bố khách hàng có vi phạm pháp luật không?

Nếu những đơn vị cho vay đòi nợ trong phạm vi pháp luật cho phép thì sẽ không bị vấn đề gì. Nhưng ngược lại tất cả những hành vi đe dọa, khủng bố, bôi nhọ danh dự của một cá nhân đều xếp vào hành vi vi phạm pháp luật.

Những án phạt mà đơn vị vay khủng bố chịu như sau:

  • Xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng theo các điều khoản trong Bộ luật Hình sự quy định.
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự phạt 1 – 7 năm tù giam nếu gây ra trường hợp nghiêm trọng tổn hại đến sức khỏe, tính mạng người khác.

Cách xử lý trường hợp bị khủng bố dù không vay tiền?

Ngày nay, vẫn còn nhiều người phản ánh bị những cuộc gọi đòi nợ làm phiền dù bản thân không hề vay tiền trước đây. Cách xử lý trường hợp bị khủng bố dù không vay tiền như sau:

  • Tuyệt đối không nhân nhượng trả tiền nếu không vay.
  • Giải thích rõ ràng cho người gọi điện nếu không vay hoặc không quen với người vay.
  • Hỏi rõ thông tin của app vay vốn, yêu cầu người gọi điện đòi nợ cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình.
  • Bật ghi âm cuộc gọi hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng nếu sau này cần cung cấp cho cơ quan chức năng.
  • Chặn cuộc gọi, tin nhắn làm phiền bằng các ứng dụng.
  • Tuyệt đối không cung cấp các thông tin cho bên đòi nợ kiểm tra.
  • Có thể trình báo cơ quan công an nếu sự việc đi quá xa.

Trên đây là những hướng xử lý an toàn khi bạn bị bên cho vay khủng bố đòi nợ. Hy vọng, với bài viết “Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?” trên đây của appvay đã giúp bạn có thêm được những bài học khi vướng phải rắc rối như vậy. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *