Tiền Việt Nam In ở đâu? Nước nào in? Quy trình in tiền Việt Nam

Tiền Việt Nam in ở đâu? Nước nào in? Quy trình in tiền Việt Nam như thế nào? Là những thắc mắc khá thú vị về tờ tiền Việt Nam đang được mọi người sử dụng mỗi ngày. Để giúp bạn hiểu hơn về thông tin này, cùng Appvay tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Việt Nam có tự in tiền được không?

Sử dụng tiền giấy và tiền Polymer, có lẽ bất kỳ ai cũng tò mò muốn biết chúng có được in tại quốc gia Việt Nam hay không đúng không nào! Câu trả lời là nhé!

Tiền Việt Nam In ở đâu

Các mệnh giá tiền Việt Nam đang lưu hành trên thị trường đều được chính quốc gia Việt Nam tự in ra. Và được quản lý bởi Kho bạc Nhà nước Việt Nam. Để hiểu hơn về tiền Việt Nam in ở đâu? Bạn có thể tham khảo chi tiết ở mục tiếp theo.

Tiền Việt Nam in ở đâu?

Theo tìm hiểu từ nhiều nguồn tin, tiền Việt Nam được in tại Nhà máy in tiền quốc gia Việt Nam. Tọa lạc tại địa chỉ: Số 30 đường Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Đơn vị hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên. Nhiệm vụ chính của đơn vị chính là in và đúc tiền cung cấp theo đơn đặt hàng và quyết định của Nhà Nước Việt Nam.

Tiền Việt Nam In ở đâu

Với 02 chất liệu tiền là tiền giấy và tiền Polymer. Đặc biệt, tiền Polymer đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng bởi tính chất vật lý của nó. Nhờ các chuyên gia được cử sang Úc, Singapore để học hỏi kinh nghiệm in ra nên tiền trên chất liệu Polymer. Nhờ đó, tới nay, Việt Nam luôn tự tin trong việc tự in tiền và sử dụng mà không cần sự hỗ trợ về kỹ thuật từ các quốc gia khác.

Quy trình in tiền Việt Nam như thế nào?

Để in tiền Việt Nam, cần có kế hoạch in đúc và sau đó được Nhà máy in tiền quốc gia thực hiện in ra theo quy định. Cụ thể quy trình in tiền Việt Nam thực hiện như sau:

Lên kế hoạch in đúc tiền Việt

  • Việc in đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng của Ngân hàng Nhà nước và Nhà máy in tiền Việt Nam.
  • Cả kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật khi in, đúc tiền sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam quy định.
  • Sau khi in đúc tiền, Ngân hàng Nhà nước sẽ là đơn vị tiến hành kiểm tra chất lượng của các loại tiền được in, sau đó giao cho Ngân hàng.
  • Ngân hàng Nhà nước là nơi chịu trách nhiệm hướng dẫn Nhà máy in tiền quản lý các loại tiền sau khi in, đúc. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng là nơi giám sát các cơ sở đúc tiền, in tiền, thực hiện tiêu huỷ các giấy in tiền, các sản phẩm tiền in, đúc bị hư hỏng.

» Đọc thêm: FE Credit có hỗ trợ nợ xấu không?

Thực hiện in tiền Việt

  • Ở khâu chuẩn bị, Nhà máy in tiền sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp cho việc chuẩn bị công cụ, thiết bị, máy móc để in ấn.
  • Tiếp theo, cơ sở in, đúc tiền sẽ trình lên Thống đốc ngân hàng nhà nước để phê duyệt mẫu in, đúc thử, bản in gốc, khuôn đúc gốc trước khi tiến hành in, đúc tiền Việt chính thức.
  • Công ty in tiền sẽ chịu trách nhiệm về số lượng, chất tiền in, đúc theo tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền do Thống đốc ngân hàng duyệt.

Vì sao ngân hàng Nhà Nước Việt Nam không in nhiều tiền?

Đây cũng là một trong số những câu hỏi được nhiều người thắc mắc hiện nay. Như bạn đã biết, ngân hàng sẽ không tùy ý in một số lượng lớn tiền Việt. Điều này cũng có lý do của nó, cụ thể:

  • Điều này giúp bảo vệ giá trị của đồng tiền Việt, tránh lạm phát. Bởi khi tình trạng lạm phát tăng cao, giá trị đồng tiền sẽ cao hơn, cuộc sống người thu nhập thấp, người nghèo sẽ càng khó khăn hơn.
  • Sử dụng đồng tiền để làm trung giao trao đổi khi mua bán. Điều này hỗ trợ thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá, giúp kinh tế vững mạnh.
  • Ngân hàng phát hành tiền sẽ có hạn mức và số lượng theo quy định của chính sách tiền tệ Trong và Ngoài nước.
  • Mỗi lần in tiền Việt, các đơn vị liên quan (Ngân hàng, chính phủ và bộ tài chính) cũng có cuộc khảo sát, đánh giá, họp bàn để đưa ra số lượng tiền in, hạn mức phù hợp nhất.

Cách nhận biết tiền Việt Nam thật – giả đơn giản

Như đã cập nhật, tiền Việt được in đúc theo công nghệ cao mà khó có trường hợp ai có thể làm giả, làm nhái tiền được. Do đó, khi thị trường tràn lan tiền Polymer giả, bạn có thể áp dụng các cách sau để phân biệt:

Vò trực tiếp đồng tiền

Dùng tay vò trực tiếp lên tờ tiền Polymer bất kỳ và thả ra. Tiền Polymer thật sẽ có đàn hồi nhanh, không bị nát. Tiền Polymer giả sẽ không thể quay về như ban đầy ngay lập tức được, dễ bị nát hơn.

Tiền Việt Nam In ở đâu

Dùng ánh sáng trực tiếp soi vào tiền

Tiền Polymer thật được áp dụng kỹ thuật in chìm. Mà khi ánh sáng trực tiếp rọi vào sẽ thấy được chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh – ở mệnh giá 20.000 đồng đến 500.000 đồng, hình ảnh Chùa Một Cột – đối  với mệnh giá 10.000 đồng. Ngược lại, tiền Polymer giả sẽ không thấy được các hình ảnh này.

Các yếu tố in nổi trên tiền

Trên tờ tiền Polymer thật sẽ có các yếu tố in nổi đặc trưng gồm:

  • Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Có Quốc Huy.
  • Có dòng chữ “Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.
  • Có mệnh giá được viết bằng số và chữ.
  • Sờ lên tờ tiền sẽ cảm nhận nhám tay (ở tiền giả sẽ thấy trơn).

Dựa vào các ô trong suốt

Thông qua các ô trong suốt ở góc đồng tiền Polymer để nhận biết tiền Việt thật hoặc giả khá đơn giản. Chỉ cần soi ô trong suốt trên đồng tiền Polymer tới nguồn ánh sáng đỏ phát ra từ đèn sợi đốt, bật lửa,… Lúc này, bạn sẽ thấy hình ảnh xung quanh nguồn sáng, mỗi mệnh giá tiền Polymer sẽ có một hình ảnh khác nhau. Mà ở tiền giả sẽ không làm được.

» Khám phá thêm: Cách thanh toán trả góp HD Saison qua Internet banking

Thắc mắc liên quan đến in tiền Việt

Tiền Việt in bằng chất liệu gì?

Hiện nay, tiền Việt được in với 02 chất liệu chính. Gồm:

  • Tiền Cotton (tiền giấy): Được sử dụng 80% cotton (hoặc sợi bông) trộn với sợi dệt để giúp giấy được tốt hơn.
  • Tiền Polymer: Được làm từ các hợp chất cao phân tử giúp tiền tránh bị hấp thụ bởi nước. Đây là loại tiền được sử dụng nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam.

Tiền Polymer ở Việt Nam phát hành khi nào?

Mỗi mệnh giá tiền Polymer Việt sẽ có thời gian phát hành theo từng năm khác nhau. Cụ thể:

  • Tiền Polymer mệnh giá 10.000 đồng: Phát hành vào ngày 15/08/2005.
  • Tiền Polymer mệnh giá 20.000 đồng: Phát hành vào ngày 17/05/2006.
  • Tiền Polymer mệnh giá 50.000 đồng: Phát hành vào năm 2006.
  • Tiền Polymer mệnh giá 100.000 đồng: Phát hành vào ngày 01/09/2004.
  • Tiền Polymer mệnh giá 200.000 đồng: Phát hành vào ngày 30/08/2006.
  • Tiền Polymer mệnh giá 500.000 đồng: Phát hành vào ngày 17/12/2003.

Quốc gia nào in tiền cho Việt Nam?

Hiện nay, Việt Nam có thể tự in tiền (bao gồm tiền giấy và tiền Polymer) sau khi học hỏi và chuyển giao công nghệ in đúc tiền mới nhất từ nước ngoài. Do đó, Việt Nam không cần nhờ đến bất kỳ quốc gia nào khác.

Việt Nam đang sử dụng bao nhiêu mệnh giá tiền?

Hiện nay, thị trường tiền tệ Việt Nam đang lưu hành 12 mệnh giá tiền tệ khác nhau. Bao gồm:

  • 06 mệnh giá tiền giấy: Tờ 100 đồng, tờ 200 đồng, tờ 500 đồng, tờ 1.000 đồng, tờ 2.000 đồng và tờ 5.000 đồng.
  • 06 mệnh giá tiền Polymer: tờ 10.000 đồng, tờ 20.000 đồng, tờ 50.000 đồng, tờ 100.000 đồng, tờ 200.000 đồng và tờ 500.000 đồng.

Trên đây là những thông tin để giúp giải đáp thắc mắc tiền Việt Nam in ở đâu một cách chính xác, chi tiết nhất. Mong rằng, những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết sâu hơn về tờ tiền mình đang sử dụng hằng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *