Cũng giống như bất kỳ công ty tài chính nào, Mcredit sẽ áp dụng phí phạt đối với những khách hàng trễ hạn trả nợ. Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng, công khai trong hợp đồng thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng Mcredit và bên vay. Vậy, phí phạt trễ hạn trả tiền Mcredit là bao nhiêu? Cách tính phí phạt như thế nào, lãi suất ra sao? Hãy cùng appvay.org cập nhật ngay.
Phí phạt trễ hạn trả tiền Mcredit là như thế nào?
Đối nét về ngân hàng Mcredit
Thành lập từ năm 2016, công ty tài chính TNHH MB Shinse, viết tắt là Mcredit là công ty liên quan doanh giữa Ngân hàng TMCP Quân Độc (thuộc MP Group) và ngân hàng Shinsei (Nhật Bản). Hiện tại, Mcredit được biết đến là một trong những công ty tài chính lớn mạnh hàng đầu ở Việt Nam, được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Mcredit hiện đang đi đầu với các gói vay không thế chấp, hướng đến các khách hàng có nhu cầu vay nhanh nhưng không có tài sản đảm bảo. Với thủ tục rất đơn giản, Mcredit có thể hỗ trợ khách hàng vay từ 10-70 triệu, với thời hạn vay linh hoạt từ 6-36 tháng. Các sản phẩm vay nổi bật của thương hiệu này có thể kể đến như cho vay tiền mặt, vay trả góp, thẻ tín dụng,…
Lý do dẫn đến phí phạt trễ hạn của Mcredit là gì?
Thủ tục vay đơn giản, lãi suất hợp lý là những lợi thế của Mcredit khiến càng ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn vay tiền ở đây. Tuy nhiên, Mcredit cũng gặp một số các trường hợp trễ nợ. Điều này xuất phát từ việc người đi vay vốn không tính toán, dẫn đến thiếu hụt kinh phí và không có khả năng trả nợ, hoặc trễ hạn đóng tiền. Cũng không thiếu các trường hợp người vay bùng nợ.
Phí trễ hạn trả góp Mcredit là gì?
Phí trễ hạn Mcredit là khoản phí mà người vay phải trả cho ngân hàng, trong trường hợp đã đến kỳ hạn mà không đóng tiền. Đó gọi là lãi quá hạn, lãi suất quá hạn sẽ được tính dựa trên số phần trăm tiền gốc và tiền lãi, trên chính thời gian quá hạn của hợp đồng vay tiền.
Nghĩa là, khi đến kỳ hạn đóng tiền, ví dụ ngày 15, mà khách hàng không trả đúng hạn, thì số tiền gốc, cả tiền lãi sẽ tính thêm lãi suất. Thông thường, Mcredit sẽ áp dụng 3 mức phí quá hạn như sau:
- Tiền lãi đối với số tiền gốc quá hạn.
- Tiền lãi đối với số dự nợ gốc quá hạn.
- Tiền lãi đối với số tiền lãi quá hạn.
Ví dụ minh họa: Trường hợp Anh A có vay bên Mcredit là 10 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đến ngày trả nợ, được quy định rõ trong hợp đồng, mà anh A lại không thanh toán đúng hạn. Và số ngày quá hạn là 10 ngày, là số ngày tính từ ngày đóng trên hợp đồng đến ngày đóng thực tế. Khi đó, số tiền phạt được tính theo số tiền nợ gốc ban đầu nhân với số ngày quá hạn. Bên cạnh đó, số tiền lãi quá hạn cũng lấy số tiền lãi đem nhân với lãi suất phạt theo quy định là 150%.
Phí phạt trễ hạn trả tiền Mcredit được tính như thế nào?
Quy định về phí phạt trễ hạn trả tiền góp Mcredit
Dựa theo thông tư số 39 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực từ 2017, có điều khoản về hoạt động và vay vốn của các tổ chức tín dụng, đã quy định về ngày thanh toán. Theo đó, khách vay nếu không trả gốc và lãi đúng ngày quy định thì sẽ áp dụng tính phí phạt trễ hạn. Phí phạt cụ thể sẽ được tính như sau:
- Phí phạt trễ hạn không vượt quá 150% lãi suất cho vay và tính trên dư nợ gốc hiện tại.
- Khách trả chậm sẽ tính trên dự nợ gốc, lãi suất không quá 10%.
- Lãi suất trên số dư nợ gốc sẽ tương ứng với thời gian mà khách hàng chưa trả.
Đây cũng là cách tính phí phạt trả tiền Mcredit áp dụng cho hầu hết các gói vay, từ tiền mặt, trả góp cho đến thẻ tín dụng. Quy định về phí phạt cũng sẽ được chuyên viên tư vấn của Mcredit giải thích rõ với người vay và có ghi rõ trong bản hợp đồng.
Công thức tính phí phạt trễ hạn trả góp Mcredit
Phí phạt trả tiền trễ hạn của Mcredit thực ra rất dễ tính, bạn hoàn toàn có thể tự tín theo công thức như sau:
Phí phạt trễ hạn = lãi trả chậm tính theo dư nợ gốc + lãi trả chậm tính trên tiền lãi
Trong đó:
- Lãi trả chậm dư nợ gốc = (số tiền gốc trả chậm x 150% x tiền lãi tính đến ngày đóng ) / 365 x số ngày chậm thanh toán.
- Lãi trả chậm tính trên tiền lãi = (Số tiền chậm thanh toán x 10%) / 365 x Số ngày chậm thanh toán thực tế.
Note: Phí phạt sẽ được tính kể từ sau 5 ngày quá hạn trên hợp đồng. Bạn có thể hiểu là, nếu trễ hạn từ 1-5 ngày đầu tiên, kể từ ngày đóng tiền hằng tháng, bạn sẽ không bị tính phí phạt. Tuy nhiên, kể từ ngày thứ 6 trở đi, bạn cần đóng thêm khoản phí phạt, ngoài việc phải trả đúng số tiền in trên hợp đồng.
Làm cách nào để tránh phí phạt trễ hạn trả góp Mcredit
Chậm trả thanh toán của Mcredit không chỉ khiến bạn phải chịu thêm phí phạt mà còn để lại nhiều phiền phức. Quan trọng là bạn sẽ bị làm phiền và đáng lưu tâm hơn là hồ sơ của bạn sẽ bị dính vào nợ xấu, rất khó lòng để vay về sau. Do đó, bạn cần thanh toán đúng hạn. Bên cạnh đó, cần nắm rõ một số kinh nghiệm để không chịu phí trễ hạn.
Thứ nhất: Để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng trả nợ chậm, bạn nên cân nhắc về tài chính trước khi quyết định vay vốn ở Mcredit. Để an toàn, bạn nên tính toán số tiền đóng hằng tháng không vượt quá 35% thu nhập.
Thứ hai: Đôi khi, việc phát sinh phí trễ hạn không phải do người vay không có tiền trả, mà do quên ngày đóng. Do đó, bạn nên thường xuyên tra cứu hợp đồng để biết được thời gian trả nợ cụ thể là khi nào.
Thứ ba: Nên thanh toán trước 2-3 ngày so với ngày đóng trên hợp đồng, để tránh trường hợp bạn bận bịu quên ngày đóng tiền. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng đã đóng nhưng tiền chưa vào hệ thống, bạn nên tránh đóng vào thứ 7, chủ nhật.
Thứ tư: Không nhất thiết phải đợi đến đúng ngày mới đóng. Nếu có đủ kinh tế, bạn nên tất toán khoản vay Mcredit và kết thúc hợp đồng. Mặc dù, bạn sẽ phải trả phí tất toán, tuy nhiên bù lại bạn sẽ không cần phải chịu lãi những tháng sau này.
Phí phạt trễ hạn trả tiền Mcredit và những vấn đề liên quan
Trễ hạn trả góp Mcredit có bị sao không?
Câu trả lời là có, không chỉ Mcredit mà tất cả các ngân hàng, công ty tài chính đều có cách giải quyết đối với những khách hàng trễ hạn. Khi đó, bạn có thể phải đối diện với những vấn đề như sau:
- Luôn nhận được các cuộc gọi nhắc nợ mỗi ngày từ Mcredit. Không chỉ vậy, nếu như đến ngày trả mà chưa thấy tiền trên hệ thống, bộ phận đòi nợ của Mcredit cũng sẽ liên hệ với cả người thân của bạn.
- Bạn sẽ phải chịu thêm phí trễ hạn, tùy thuộc vào số tiền vay cũng như số ngày trễ hạn của bạn. Tất nhiên, càng để lâu thì tiền lãi sẽ càng cao, đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ không thể trả nổi.
- Trong trường hợp đã quá hạn 10 ngày, bạn cũng sẽ bị tính vào nợ khó đòi. Khi đó, lịch sử tín dụng của bạn trên CIC sẽ xấu đi. Sau này, dù bạn đã thanh toán đầy đủ, cũng sẽ rất khó vay từ các ngân hàng hoặc công ty tài chính.
Cách gia hạn nợ Mcredit ra sao?
Khi bạn có khoản vay bên Mcredit, tuy nhiên đã gần đến ngày trả nợ theo quy định nhưng bạn lại chưa có đủ tiền để đóng. Lúc này, bạn nên liên hệ với ngân viên của Mcredit để nhờ hỗ trợ gia nợ trên hệ thống. Nếu không, bạn có thể trực tiếp gọi đến tổng đài qua số Hotline 1900 63 67 69 để yêu cầu gia hạn khoản vay của mình.
Không trả nợ Mcredit có sao không?
Bùng nợ Mcredit là ý nghĩ của nhiều người khi không có khả năng trả nợ hoặc đã có ý định quỵt nợ từ trước. Tuy nhiên, nếu đang có suy nghĩ này thì bạn nên loại bỏ ngay, bởi việc mang nợ gây ra rất nhiều các rắc rối. Thực tế, bằng mọi cách, Mcredit cũng sẽ đòi lại khoản nợ của mình, có thể là hợp pháp hoặc không hợp pháp.
Họ sẽ bắt đầu đưa ra phí phạt trả tiền Mcredit khi bạn đã 6 ngày chưa thanh toán tiền. Trong trường hợp nhận thấy người vay có ý định bùng nợ, họ sẽ bắt đầu gọi điện liên tục, không chỉ bạn mà cả người thân, bạn bè của bạn cũng sẽ bị làm phiền. Đến một thời điểm nào đó, họ sẽ nhờ pháp luật can thiệp hoặc đưa thông tin cho bên đòi nợ thuê.
Trên đây là những thông tin về phí phạt trễ hạn trả tiền Mcredit gửi đến quý độc giả để bạn hiểu rõ hơn. Lời khuyên là nên tra cứu hợp đồng thường xuyên và đóng tiền đúng hạn để tránh phát sinh phí phạt. Tuyệt đối không nên có ý định bụng nợ, vì thực tế bạn sẽ gặp khá nhiều các rắc rối, dễ thấy nhất là sự “khủng bố” đến từ bên đòi nợ thuê.