Phí Phạt Trễ hạn Fecredit 2024 Lãi suất Trả Chậm khoản vay Fecredit

Nhiều khách hàng hiện nay đã được giải ngân tại công ty tài chính Fe Credit, nhưng vẫn còn chưa hiểu hết về những quy định đang áp dụng tại đây. Trong đó vấn đề được nhiều người quan tâm nhất đó là Phí Phạt Trễ hạn Fecredit là bao nhiêu? Và công thức tính như thế nào. Muốn biết thêm thông tin bạn hãy tra cứu ngay tại appvay.org để có hướng dẫn cụ thể.

Phí Phạt Trễ hạn Fecredit

Phí Phạt Trễ hạn Fecredit được hiểu đơn giản là khi khách hàng đã đến thời hạn đóng tiền nhưng lại không chịu thanh toán. Lúc này phía cung cấp khoản vay sẽ áp dụng thêm một khoản phí theo quy định được ghi rõ trong hợp đồng trước đó. 

Lưu ý: Nếu số ngày bạn chậm trả càng lâu thì khoản phí phạt cũng sẽ rất lớn.

Công thức tính Phí Phạt Trễ hạn Fecredit 

Chắc hẳn còn nhiều khách hàng đang thắc mắc về vấn đề này, vậy Fe credit có cách tính phí phạt như thế nào bạn hãy tìm hiểu ngay dưới đây:

  • Lãi suất được tính theo dư nợ gốc quá hạn được quy định sẵn trong hợp đồng vay. Thông thường sẽ không được vượt quá 10%/ năm tính trên tổng số dư chậm trả.
  • Bên cạnh đó lãi suất không được vượt quá 150%/ năm theo quy định tính trên phần lãi chậm trả.
  • Ngoài ra phần lãi suất dựa trên số tiền gốc trong khoảng thời gian được quy định rõ trong hợp đồng trước đó. Khi ký kết hợp đồng vay lãi suất sẽ được thỏa thuận giữa khách hàng và Fecredit.

Ví dụ cụ thể: 

  • Số tiền vay gốc là 20 triệu đồng.
  • Kỳ hạn tất toán hợp đồng: 6 tháng.
  • Lãi suất dao động đến cuối kỳ là: 600 ngàn đồng/ tháng.

Nếu bạn đóng trễ hạn Fecredit sẽ áp dụng phí phạt như sau:

  • Tháng đầu tiên, số tiền phải đóng. Phí Phạt Trễ hạn Fecredit sẽ bằng (dư nợ phải trả cố định hàng tháng + 600.000 x 150%) + (600.000 x 10%).
  • Các tháng còn lại nếu bạn trễ hạn sẽ được tính bằng công thức này.

Cách tính lãi suất chậm trả tăng dần Fecredit

Bạn đừng nghĩ công ty tài chính Fecredit chỉ áp dụng một khoản Phí Phạt Trễ hạn, điều này hoàn toàn sai lầm. Ở đây nếu bạn nợ càng dài ngày số tiền phạt cũng tăng theo thời gian như sau:

  • Phí chậm trả 1 ngày của Fecredit: N x 150% + N x 10%.
  • Phí chậm trả 2 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 2) x 10%.
  • Phí chậm trả 3 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 3) x 10%.
  • Phí chậm trả 4 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 4) x 10%.
  • Phí chậm trả 5 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 5) x 10%.
  • Phí chậm trả 6 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 5) x 10%.
  • Phí chậm trả 7 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 5) x 10%.
  • Phí chậm trả 8 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 5) x 10%.
  • Phí chậm trả 9 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 5) x 10%.
  • Phí chậm trả 10 ngày của Fecredit: N x 150% + (N x 5) x 10%.

Ký hiệu: N là số tiền lãi được tính theo ngày trên khoản vay.

Phí phạt = lãi quá hạn trên dư nợ gốc x 10% + lãi quá hạn trên phần lãi chậm trả x 150%.

  • Lãi quá hạn tính trên dư nợ gốc còn lại: là số tiền lãi tính theo ngày dựa trên số tiền quý khách vay ban đầu.
  • Lãi quá hạn tín trên phần lãi chậm: số tiền lãi tính theo ngày dựa trên lãi suất quá hạn tính được tính trên dư nợ gốc.

Chậm trả khoản vay Fecredit trong 1 tháng

Trong trường hợp bạn vẫn chưa thanh toán khoản vay cho Fecredit trên 30 ngày, thì lúc này sẽ bị liệt kê vào nợ xấu nhóm 2 trên hệ thống CIC theo quy định. Đây được xem là nhóm nợ chú ý quý khách đừng nên chủ quan mà hãy đi trả nợ gấp để tránh phát sinh thêm rủi ro.

  • Phí trễ hạn 1 tháng Fecredit được tính như sau: Phí phạt 1 tháng = N x 150% + (N x 10) x 10%.

Kinh nghiệm tránh phát sinh phạt từ Fecredit

Khi đăng ký hồ sơ vay tại Fecredit và được duyệt thành công bạn nên tuân thủ theo những quy định bên trong hợp đồng, để tránh nộp những khoản phí phạt không đáng có. Vậy làm thế nào để không phải đóng phí trễ hạn:

  • Ghi lại lịch trả nợ hàng tháng để phòng trường hợp quên ngày đóng tiền.
  • Tiết kiệm chi tiêu hàng tháng để tất toán hết sợ nợ, càng sớm càng tốt.
  • Để ra một khoảng thu nhập cố định hàng tháng cho việc trả nợ.
  • Mượn tạm người thân, bạn bè để trả khoản nợ trước mắt, tránh mất phí phạt phát sinh.
  • Nên đóng tiền trước 2 đến 3 ngày để tránh trường hợp hệ thống bị lỗi, không chuyển tiền đi kịp.
  • Đăng ký hạn mức vay dài hạn để giảm đi khoản tiền phải đóng hàng tháng.

Một số câu hỏi thường gặp tại Fe Credit

Nợ trễ hạn Fecredit dài ngày có ảnh hưởng gì không?

Câu trả lời ở đây tất nhiên là có. Bạn phải chịu ảnh hưởng rất lớn khi bị nợ quá hạn dài ngày tại Fecredit như:

  • Rơi vào nợ xấu nhóm 2, 3, 4, 5 trên hệ thống CIC.
  • Đóng thêm một khoản phí phạt lớn.
  • Sẽ không thể vay được bất kỳ đâu tại ngân hàng hoặc công ty tài chính khác.
  • Công việc hàng ngày sẽ trở nên xáo trộn, vì bị nhân viên Fecredit gọi điện đòi nợ liên tục.
  • Mất hết uy tín danh dự khi bị thông báo đến người thân và đơn vị đang làm việc.

Gia hạn phí phạt trả chậm tại Fecredit được không?

Nếu hiện tại bạn không đủ nguồn tài chính để đóng thêm bất kỳ khoản phí nào thì có thể áp dụng một số cách sau:

  • Cách 1: Khi bạn bị nhân viên làm phiền thường xuyên, gây ảnh hưởng rất nhiều cho cuộc sống và công việc. Nhưng tạm thời không còn đủ khả năng để chi trả thêm khoản nợ, thì có thể đến trực tiếp chi nhánh của Fe hoặc gọi qua tổng đài để xin gia hạn.

Lời khuyên: Trường hợp ở xa bạn hãy gọi lên bộ phận chăm sóc khách hàng và nói ra khó khăn của bản thân và xin gia hạn, kèm theo đó sẽ đóng thêm một khoản phí tương đương. Tất cả đều đúng sự thật và hợp lý bạn sẽ được Fe gia hạn thêm một khoản thời nhất định.

  • Cách 2: Trước khi bạn được giải ngân Fe sẽ có thêm phần bảo hiểm bắt buộc, phòng ngừa người vay gặp sự cố trong lúc trả nợ thì bên thứ 3 sẽ đứng ra chịu trách nhiệm cho khoản vay đó. Nên khi bạn mất đi khả năng lao động, có vấn đề về sức khỏe thì có thể gọi cho tổng đài và yêu cầu hỗ trợ.
  • Lưu ý: Lúc này nhân viên sẽ đến tận nhà để xác minh trường hợp của bạn là có thật hay không. Nếu đúng Fe sẽ có hướng giải quyết hợp lý nhất.

Chậm trả Fecredit bao lâu thì bị nợ xấu?

Theo như quy định được đưa ra từ công ty tài chính Fecredit thì bạn chậm thanh toán từ 91 ngày trở đi thì sẽ bị đưa vào nhóm nợ xấu 3, 4, 5.

Nợ xấu Fecredit có nhiều ảnh hưởng không?

Nhiều khách hàng nghĩ rằng Fecredit chỉ là một công ty tài chính nên sẽ không bị nợ xấu trên CIC. Nhưng điều này hoàn toàn sai, bởi vì hiện nay đơn vị đã liên kết với các ngân hàng nhà nước. Nên khi có lịch sử nợ xấu tại đây bạn sẽ không thể tiếp tục giải ngân ở nơi khác.

Thanh toán khoản vay Fecredit ở đâu?

Fecredit đã liên kết với hầu hết tất cả những đơn vị tài chính trên khắp cả nước. Nên khi bạn đến hạn thanh toán thì có thể lựa chọn những bên thu hộ sau đây:

  • Đến trực tiếp ngân hàng để chuyển khoản cho Fecredit.
  • Bưu điện hoặc cửa hàng Viettel trên khắp cả nước.
  • Các cửa hàng tiện lợi, trung tâm điện máy.
  • Trên ứng dụng ví điện tử: Momo, Zalo Pay,…
  • Chuyển khoản trực tiếp qua internet banking của ngân hàng.

Lưu ý: Khi thanh toán xong nhớ giữ lại hoá đơn nộp tiền để phòng trường hợp Fecredit chưa tiếp nhận được khoản vay. Lúc này bạn sẽ có bằng chứng mang ra đối chiếu.

Xem thêm: Phí Phạt Trễ hạn Doctor Đồng

Hy vọng bài viết phía trên phần nào đã giúp quý khách hiểu hơn về khoản Phí Phạt Trễ hạn Fecredit. Đồng thời biết được cách phòng tránh để không bị rơi vào nợ xấu không đáng có.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *