Nợ xấu là một “dấu đen” tín dụng mà không ai muốn mình vướng phải. Bởi vì nếu bị liệt kê vào danh sách nợ xấu của CIC thì cơ hội vay vốn sẽ rất khó khăn. Nhiều đơn vị sẽ từ chối khách hàng tồn tại nợ xấu đến vay, vậy có ngân hàng nào duyệt vay không?
Cùng Appvay tìm hiểu các nhóm Nợ xấu 1,2,3,4,5 có vay thế chấp tại ngân hàng được không? Các thông tin dưới đây sẽ giải đáp hết tất cả thắc mắc về mối quan hệ giữa nợ xấu và ngân hàng.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu được hiểu là một khoản nợ khó đòi. Người đi vay không có khả năng để thanh toán được số tiền nay như cam kết với đơn vị cho vay.
Các cá nhân này sẽ bị liệt kê vào danh sách nợ xấu của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam – CIC. Khi đó mất đi nhiều cơ hội được vay vốn ở những lần tiếp theo tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trên thị trường.
Phân loại nợ xấu
Hiện tại, theo quy định của hệ thống CIC có 5 nhóm nợ xấu cụ thể:
Nhóm nợ xấu | Tình trạng nợ xấu | Thời gian |
Nhóm 1 | Nợ đủ tiêu chuẩn | Nợ trong hạn hoặc nợ quá hạn dưới 10 ngày |
Nhóm 2 | Nợ cần chú ý | Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày |
Nhóm 3 | Nợ dưới tiêu chuẩn | Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày |
Nhóm 4 | Nợ nghi ngờ có thể mất vốn | Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày |
Nhóm 5 | Nợ có khả năng mất vốn | Nợ quá hạn trên 360 ngày |
Nhóm Nợ xấu 1,2,3,4,5 có vay thế chấp tại ngân hàng được không?
Đây có lẽ là vấn đề cần câu trả lời cụ thể và chính xác nhất. Hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin được cập nhật dưới đây.
Nợ xấu nhóm 1
Đối với nợ xấu nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn, được đánh giá vẫn đủ khả năng thu hồi vốn và lãi. Do đó, khách hàng khi có nợ xấu ở nhóm 1, chậm trả dưới 10 ngày vẫn sẽ được vay thế chấp tại ngân hàng. Hãy đến ngân hàng bạn muốn vay để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục nhanh chóng nhất.
Nợ xấu nhóm 2
Các khách hàng nợ xấu nhóm 2 – nợ cần chú ý, thời gian chậm thanh toán từ 10 – 90 ngày. Đối với trường hợp này, bạn vẫn sẽ được vay thế chấp. Tuy nhiên chỉ có một số ngân hàng hỗ trợ kèm theo các điều kiện bắt buộc sau:
- Chứng minh năng lực tài chính đủ khả năng thanh toán cho khoản vay.
- Chứng minh được lý do dẫn đến nợ xấu là khách quan, không có sự cố ý.
- Tài sản dùng thế chấp khoản vay có giá trị tốt.
- Hạn mức vay không cao hơn giá trị của tài sản.
Nợ xấu nhóm 3, 4, 5 có vay được ngân hàng không?
Nợ xấu nhóm 3, 4, 5 là các khoản vay có khả năng mất vốn, khó thu hồi khi đã quá thời hạn 90 ngày. Khi bị liệt kê vào các nhóm này thì dù có tài sản thế chấp giá trị cao cũng không được ngân hàng duyệt vay. Đây là quy định cũng như là điều kiện cho vay của tất cả các ngân hàng hiện nay.
Để được vay, bạn cần tất toán khoản nợ xấu, làm hồ sơ gửi CIC cập nhật lịch sử tín dụng. Chờ qua thời gian xoá được nợ xấu thì mới có thể đăng ký vay tại ngân hàng.
Ngân hàng nào cho vay nợ xấu nhóm 1, 2?
Nếu bạn đang có nợ xấu nhưng muốn vay tại ngân hàng thì có thể tìm đến những đơn vị dưới đây. Lưu ý chỉ có nợ xấu nhóm 1 và 2 thì mới được ngân hàng xem xét hồ sơ và duyệt vay.
Ngân hàng Shinhan
Shinhan sẽ hỗ trợ các khách hàng nợ xấu nhóm 1 và 2 được vay nhanh chóng. Các gói vay thế chấp tại Shinhan có hạn mức lên đến 100 triệu đồng.
Ngân hàng này sẽ cho vay với các cá nhân từ 20 – 60 tuổi, thu nhập > 4 triệu/ tháng, hộ khẩu tại nơi chi nhánh ngân hàng Shinhan hoạt động. Lãi suất vay dao động từ 18% – 20%/ năm.
Ngân hàng CitiBank
CitiBank là ngân hàng quốc tế có quy mô lớn, thành lập năm 1812 với tên gọi là City Bank of New York. CitiBank Việt Nam là chi nhánh được đặt tại Việt Nam, phủ sóng rộng khắp cả nước tạo nên một mạng lưới liên kết mạnh mẽ.
Hiện tại, CitiBank có chính sách hỗ trợ người nợ xấu được vay. Với tình trạng nợ xấu nhóm 1, 2, khách hàng sẽ được vay tại CitiBank với các điều kiện:
+ Lương chuyển khoản > 7,5 triệu đồng/ tháng.
+ Thẩm định nhà và tài sản để có căn cứ xét duyệt.
Thông thường, các khách hàng thuộc hai nhóm nợ xấu này đến CitiBank đều được tư vấn để vay. Tỉ lệ duyệt vay thành công lên đến 80%.
Ngân hàng VIB
VIB là ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam, được thành lập năm 1996. Đến nay, đơn vị này đang dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng từ sản phẩm đến dịch vụ.
Đặc biệt, nhất định phải kể đến chính là VIB có hỗ trợ người nợ xấu từ nhóm 2 trở xuống được vay. Tuy nhiên, điều kiện vay sẽ rất khắt khe.
Khách hàng phải chứng minh được năng lực tài chính bằng tài sản bảo đảm có giá trị cao hơn khoản vay. Mức lương hàng tháng > 7 triệu đồng và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là yếu tố khách quan.
Tuỳ vào những điều kiện này mà VIB sẽ tiến hành duyệt vay với hạn mức tương ứng. Thông thường từ 50.000.000 VNĐ – 100.000.000 VNĐ, lãi suất 17 – 20%/ năm.
Ngân hàng VPBank
VPBank là ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng, thành lập năm 1993. Đây là một trong những ngân hàng TMCP tại Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời nhất.
Nhiều người thắc mắc nợ xấu thì có được vay VPBank không. Câu trả lời ở đây là có, nếu thuộc nhóm 1 sẽ được xem xét vay ngay, nhóm 2 có thể được hoặc không được duyệt vay.
Khi thuộc nhóm 2, khách hàng cần chứng minh lý do dẫn đến nợ xấu, tài sản hiện có, thu nhập đảm bảo để được duyệt hồ sơ.
Các trường hợp từ nhóm 3 trở lên thì VPBank sẽ từ chối ngay. Do đó, bạn bên lưu ý tránh để mình rơi vào các nhóm nợ xấu khó được vay vốn ngân hàng này.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến nợ xấu
CIC là gì?
CIC là tên viết tắt của cụm từ Credit Information Center. Đơn vị này còn được gọi với tên Trung tâm Thông tin Tín dụng, trực thuộc ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
CIC hoạt động với nhiệm vụ thu nhận, phân tích, lưu trữ, xử lý, dự báo thông tin tín dụng để phục vụ yêu cầu quản lý của ngân hàng Nhà nước.
Chức năng cụ thể của CIC
+ Đăng ký tín dụng Quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định pháp luật.
+ Hỗ trợ mọi người kiểm tra CIC chính xác và nhanh chóng.
+ Thu nhận các thông tin về nợ xấu của cá nhân, tổ chức vay tín dụng. Sau đó sẽ xử lý, lưu trữ và phân tích thông tin.
+ Phòng ngừa và hạn chế thấp nhất các rủi ro về tín dụng có thể sẽ xảy ra.
+ Chấm điểm tín dụng của từng người dựa trên tư cách pháp nhân.
+ Cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo đúng quy định pháp luật Việt Nam hiện nay.
Hiện tại, kho dữ liệu của CIC đang lưu trữ hơn 30 triệu thông tin của các khách hàng đã vay vốn. Do đó, thủ tục kiểm tra CIC online trước khi được phê duyệt khoản vay là yêu cầu bắt buộc.
Bao lâu được xoá nợ xấu?
Thời gian để xoá nợ xấu phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu, cụ thể:
- Nợ xấu nhóm 1: được xét duyệt khoản vay ngay.
- Nợ xấu nhóm 2: lịch sử nợ xấu sẽ được CIC xoá sau 12 tháng.
- Nợ xấu nhóm 3, 4, 5: lịch sử nợ xấu sẽ được xoá sau 5 năm.
Như vậy, khi bị liệt kê vào danh sách nợ xấu thì cơ hội được vay vốn tín dụng tại ngân hàng rất thấp. Bạn cần lưu ý đến thời hạn của các khoản vay, tránh chậm trễ thanh toán dẫn đến nợ xấu, điểm tín dụng thấp.
Làm gì để xoá nợ xấu?
Để có thể tiếp cận được nguồn vốn tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính uy tín thì khách hàng cần xoá nợ xấu càng sớm càng tốt. Cách hiệu quả nhất là liên hệ đến đơn vị cho vay để tất toán khoản nợ gốc và lãi, sau đó thông báo với CIC.
Các biện pháp xoá nợ xấu cụ thể
+ Thanh toán khoản vay dưới 10 triệu: theo quy định ngân hàng Nhà nước, với các khoản vay quá hạn < 10 triệu khi tất toán sẽ không ghi nhận lịch sử tín dụng. Vì vậy, khách hàng cần thanh toán các khoản nợ nhỏ này để không bị ảnh hưởng đến điểm tín dụng.
+ Tất toán các khoản nợ trên 10 triệu: khách hàng nên thu xếp tài chính để thanh toán cả gốc và lãi. Như vậy sẽ tránh phát sinh liên quan đến lãi quá hạn. Sau khi đã tất toán cần chủ động liên hệ cán bộ tín dụng để thông báo. Hoặc yêu cầu ngân hàng ra văn bản xác nhận đã thanh toán nợ quá hạn.
Làm gì để tránh bị nợ xấu?
- Nên cân nhắc về lãi suất và cách tính lãi suất trước khi quyết định vay vốn. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá mức thu nhập, khả năng thanh toán, từ đó quyết định hạn mức vay phù hợp.
- Tuyệt đối không cho bất kỳ ai mượn Chứng minh nhân dân để hạn chế rủi ro.
- Không nên đứng ra vay giúp người khác, dù là người thân hoặc bạn bè.
- Không để lộ các thông tin cá nhân như hình ảnh CMND/ CCCD. Tránh bị kẻ xấu lợi dụng thực hiện các giao dịch trái pháp luật.
- Với những khách hàng mở thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế thì nên chi tiêu hợp lý. Tránh mất kiểm soát tài chính dẫn đến không thể chi trả cho ngân hàng.
- Cần chủ động thời gian trả nợ, lên kế hoạch tất toán khoản vay trước hạn để không bị nợ xấu.
- Trường hợp không may bị mất thu nhập, không đủ khả năng trả nợ đúng cam kết. Hãy liên hệ đến ngân hàng để gia hạn khoản vay hoặc tìm phương án trả nợ tối ưu nhất.
Điều kiện và thủ tục để vay vốn khi bị nợ xấu?
Điều kiện vay vốn khi có nợ xấu
+ Người vay đảm bảo đầy đủ năng lực, hành vi dân sự theo quy định pháp luật hiện hành.
+ Độ tuổi vay không quá 60 với nam và 55 với nữ.
+ Các giấy tờ tuỳ thân: Hộ khẩu, giấy kết hôn, CMND còn hiệu lực, rõ thông tin.
+ Tại thời điểm vay, tài sản thế chấp không bị vướng vào diện quy hoạch. Nếu có thì một phần, phần còn lại có diện tích > 20m2, tài sản không bị kiện tụng, tranh chấp.
Thủ tục vay vốn khi bị nợ xấu
Đối với khách hàng có nợ xấu muốn vay vốn ngân hàng hoặc bất kỳ tổ chức tài chính nào cần chuẩn bị các giấy tờ:
+ CMND/ CCCD của người vay.
+ Sổ hộ khẩu, tạm trú KT3.
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc độc thân.
+ Giấy tờ chứng minh thu nhập (hợp đồng lao động, bảng lương, giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ cho thuê nhà,…).
+ Sổ đỏ, sổ hồng và lệ phí trước bạn.
+ Những giấy tờ các theo yêu cầu của tổ chức cho vay.
Người thân bị nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không?
Hầu hết các ngân hàng đều sẽ xem xét các mối quan hệ gia đình của người vay trước khi quyết định hạn mức tín dụng.
Điều đó đồng nghĩa với việc, dù bạn có lịch sử tín dụng tốt, không nợ xấu thì cũng không thể đảm bảo 100% vay được tại ngân hàng.
Như vậy, cần lưu ý với những người thân, bất kỳ ai cũng không nên dính vào nợ xấu vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều người.
Bài viết trên đã giải đáp vấn đề các nhóm Nợ xấu 1,2,3,4,5 có vay thế chấp tại ngân hàng được không? Hãy lên kế hoạch thanh toán khoản vay để không rơi vào tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng của bản thân.