Mẫu tin nhắn Đòi nợ khách hàng Khéo hiệu quả nhất 2023

Trong thực tế, xử lý nợ là một trong những vấn đề mà những cá nhân và doanh nghiệp thường đặt lên trên hết. Thế nhưng họ cũng rất sợ mất lòng khách hàng và không biết làm sao để thông báo nợ đến người vay một cách tế nhị nhất. Cùng tham khảo bài viết này của Appvay về những mẫu tin nhắn đòi nợ khách hàng hiệu quả nhất nhé!

Mẫu tin nhắn đòi nợ khách hàng là gì?

Mẫu tin nhắn đòi nợ khách hàng hay được gọi tế nhị là thư nhắc nhở thanh toán. Đây chính là một loại văn bản, biểu mẫu được cá nhân hay doanh nghiệp tự soạn thảo để gửi đến đối tác. Những bên liên quan về cơ sở thanh toán một khoản nợ đã đến hạn trả, nhắc nhở khách hàng có nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn.

Thư đòi nợ có tác dụng tạo sự kiện thiện chí để đòi hỏi và đưa ra những yêu cầu thanh toán đúng hạn những khoản nợ. Tùy vào bản chất của mối quan hệ thanh toán, thư đòi nợ còn là dạng hành vi khiếu nại về pháp lý.

Luật Thương mại 2005 quy định, bên có quyền đối với khoản nợ cần phải hoàn thành các thủ tục khiếu nại. Đồng thời có nghĩa vụ thanh toán những khoản còn nợ trước khi thực hiện khởi kiện đòi nợ tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này được áp dụng theo Điều 318, Luật Thương Mại năm 2005.

Nội dung chính của mẫu tin nhắn đòi nợ khách hàng

Hiện nay, những mẫu tin nhắn đòi nợ khách hàng đã không còn quá xa lạ với những cá nhân và doanh nghiệp. Bởi đây chính là mẫu của thư đòi nợ phổ thông, không chứa hàm ý. Nhờ đó hai bên có thể tránh được những đổ vỡ các mối quan hệ không cần thiết.

Thông thường, người ta hay dùng từ Thư trong những trường hợp xác định rõ công nợ đã đến thời hạn cần trả. Trong thực tế, cách trình bày và nội dung thư nhắc nhở thanh toán còn tùy thuộc vào từng tình huống giao dịch khác nhau. Tuy nhiên, những vấn đề chính nên được trình bày một cách phù hợp và rõ ràng.

Nội dung chính của mẫu tin nhắn đòi nợ khách hàng bao gồm các thông tin cơ bản như sau: 

  • Thứ nhất, thông tin cá nhân của bên có thẩm quyền và bên có nghĩa vụ thanh toán như: Họ tên đầy đủ, mã số thuế của doanh nghiệp, người đại diện pháp luật, số điện thoại, nơi sinh sống, số cmnd/cccd,…
  • Thứ hai, nhắc tóm tắt lại bối cảnh làm phát sinh ra khoản nợ như: Hợp đồng, những thông báo của những lần yêu cầu thanh toán trước đó,…
  • Thứ ba, thống kê những khoản nợ cần thanh toán ở từng thời điểm cụ thể.
  • Thứ tư, nhấn mạnh giới hạn của thông báo coi như lần cuối đòi nợ. Bên có thẩm quyền phải can thiệp pháp lý nếu như bên có nghĩa vụ thanh toán không chịu trả nợ.
  • Thứ năm, thời hạn thanh toán khoản nợ.
  • Thứ sáu, những lời ngỏ ý về thái độ, sự thiện chí hợp tác và những mong muốn của chủ nợ.
  • Thứ bảy, chữ ký của đại diện hợp pháp của chủ nợ.
  • Thứ tám, file tài liệu đính kèm.

Mẫu thư thông báo công nợ khách hàng

Dưới đây là mẫu thư thông báo công nợ khách hàng chi tiết nhất. Hãy cùng đón xem ngay nhé!

Mẫu thư đòi nợ thanh toán chi tiết nhất

Để bạn dễ hình dung hơn về mẫu thư đòi nợ, dưới đây sẽ là mẫu thư nhắc nhở thanh toán. Mẫu thư này được sử dụng cho cá nhân và doanh nghiệp để yêu cầu thanh toán đầy đủ như sau:

Mẫu thư nhắc nhở thanh toán cá nhân

Dưới đây là mẫu thư nhắc nhở cá nhân được chia sẻ đến bạn, cùng tham khảo qua nhé!

Những lưu ý khi soạn biên bản thông báo công nợ, đòi nợ và nhắc nợ

Để những mẫu thông báo công nợ, đòi nợ và nhắc nợ được soạn thảo một cách hoàn chỉnh thì không nên bỏ qua các nội dung sau:

  • Thứ nhất: Ngày tháng năm chi tiết nhất cho từng khoản nợ.
  • Thứ hai: Số hóa đơn phải cụ thể cho từng khoản nợ.
  • Thứ ba: Số tiền trong từng khoản nợ phải được ghi rõ ràng.
  • Thứ tư: Tổng số tiền mà người có nghĩa vụ thanh toán phải trả cho người được nhận.
  • Thứ năm: Hình thức thanh toán là chuyển khoản hay tiền mặt.
  • Thứ sáu: Ngày cuối cùng cần phải thanh toán khoản nợ.
  • Thứ bảy: Tỷ lệ bồi thường thêm nếu trả sau thời hạn.
  • Thứ tám: Chữ ký xác nhận của đại diện hai bên.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề nợ trong cuộc sống

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề công nợ và nhiều người thắc mắc. Hãy cùng Ad tìm hiểu và giải đáp ngay nhé!

Có được đưa thông báo công nợ của khách hàng lên mạng xã hội không?

Theo khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến quy định: Phạt tiền từ 20 triệu đồng – 30 triệu đồng nếu “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức về danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.

Đây là mức phạt đối với tổ chức, với cá nhân thì mức tiền phạt sẽ giảm đi một nửa. Căn cứ theo quy định được nêu ra ở trên thì đã đủ cơ sở để cơ quan có thẩm quyền bị xử phạt.

Như vậy, nếu công ty bạn đăng tin liên quan đến công nợ của khách hàng cho nhiều người biết nhằm làm giảm uy tín, danh dự của khách. Thì việc công ty bị xử phạt hành chính vẫn có thể xảy ra cho dù không có bất cứ hành vi bôi nhọ hay nói xấu nào.

Phải làm sao khi tranh chấp công nợ không có căn cứ cụ thể?

Một số trường hợp bao gồm những vấn đề chưa được làm rõ và không có căn cứ cụ thể như:

  • Trường hợp bạn là người đứng đầu văn phòng đại diện, việc thanh toán công nợ được áp dụng ra sao giữa văn phòng đại diện và công ty mẹ.
  • Việc thanh toán giữa hai bên có đủ các loại giấy tờ và chứng từ không?
  • Các bên đang tranh chấp về vấn đề gì?

Dựa vào những chia sẻ được nêu ra ở trên, ta có thế kết luận như sau:

  • Thứ nhất: Liên quan đến vấn đề tham ô, chiếm đoạt tài sản và công nợ của doanh nghiệp. Việc làm rõ nội dung này cần xem xét số công nợ giữa hai bên quyết toán như thế nào. Việc thực hiện công nợ giữa văn phòng đại diện và công ty mẹ có thiếu xót hay không rõ ràng hay không.
  • Thứ hai: Liên quan đến trách nhiệm trực tiếp của kế toán và người đứng đầu đại diện. Nên xem xét lại các nội dung quyết đoán giữa văn phòng đại diện và công ty mẹ để xem xét trách nhiệm thuộc về bên nào.

Không thanh toán công nợ có thể khởi kiện không?

Điều 430 của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng mua bán tài sản: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên bán khi chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

Bên cạnh đó, Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 thì Bên người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền đúng thời hạn và mức tiền theo quy định trong hợp đồng. Trường hợp bên mua không thực hiện theo đúng nghĩa vụ thì phải trả thêm tiền lãi dựa trên số tiền chậm theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, nếu như đến thời hạn thanh toán mà bên khách hàng không trả nợ cho bạn thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Hồ sơ khởi kiện bao gồm những giấy tờ liên quan như sau:

  • Thứ nhất, đơn khởi kiện.
  • Thứ hai, Bản photo công chứng cả cmnd/cccd, sổ hộ khẩu của bạn.
  • Cuối cùng là một số giấy tờ hai bên, có xác nhận chưa hoàn tất thủ tục thanh toán toán như trong hợp đồng.

Tổng kết

Bài viết trên là tổng hợp đầy đủ những thông tin hữu ích về mẫu tin nhắn đòi nợ khách hàng. Hy vọng nguồn kiến thức mới này sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể đòi nợ khách hàng, đối tác một cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *