Tiền Polymer Việt Nam được in ở đâu 2023? Quy trình in tiền Polyme, tiền giấy VNĐ

Đồng tiền Polymer Việt Nam xuất hiện trong hoạt động mua bán, vận hành xã hội hàng ngày. Tuy nhiên, rất ít người biết tiền được in ở đâu, quy trình sản xuất cụ thể như thế nào.

Để giải mã Đồng Tiền Polymer Việt Nam được in ở đâu? Quy trình in tiền Polyme, tiền giấy của Việt Nam. Hãy cùng appvay tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về đồng tiền Polymer Việt Nam

Tiền Polymer Việt Nam là loại tiền làm bằng Polymer do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành năm 2003. Nó có giá trị lưu hành song song với đồng tiền cũ nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ trong nước.

Tờ tiền Polymer có hình dáng giống với những tờ tiền truyền thống. Tuy nhiên, có sự khác biệt về chất liệu dẻo dai, chắc chắn, chống nước và khó rách. Tiền Polymer được xem là vật trung gian để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá.

Tiền Polymer Việt Nam bao gồm mấy mệnh giá?

Hiện nay, trên thị trường tiền tệ nước Việt Nam đang cho lưu hành, sử dụng 12 mệnh giá chính. Trong đó gồm có tiền giấy và tiền Polymer, cụ thể:

Tiền giấy Tiền Polymer
Tờ 100 đồng Tờ 10.000 đồng
Tờ 200 đồng Tờ 20.000 đồng
Tờ 500 đồng Tờ 50.000 đồng
Tờ 1.000 đồng Tờ 100.000 đồng
Tờ 2.000 đồng Tờ 200.000 đồng
Tờ 5.000 đồng Tờ 500.000 đồng

Các tờ tiền Polymer ra đời từ năm nào?

Mỗi tờ tiền Polymer sẽ được ra đời trong từng giai đoạn khác nhau, cụ thể:

  • Tiền Polymer mệnh giá 10.000 đồng được phát hành vào ngày 15/08/2005.
  • Tiền Polymer mệnh giá 20.000 đồng được phát hành vào ngày 17/05/2006.
  • Tiền Polymer mệnh giá 50.000 đồng được phát hành vào ngày 17/05/2006.
  • Tiền Polymer mệnh giá 100.000 đồng được phát hành vào ngày 01/09/2004.
  • Tiền Polymer mệnh giá 200.000 đồng được phát hành vào ngày 30/06/2006.
  • Tiền Polymer mệnh giá 500.000 đồng được phát hành vào ngày 17/12/2003.

Chất liệu dùng để in tiền tại Việt Nam là gì?

Trên thị trường hiện nay có hai loại tiền được sử dụng, đó là tiền giấy và tiền Polymer. Vậy nguyên liệu được dùng để làm nền hai loại tiền này là gì? Các thông tin dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.

  • Tiền giấy (tiền cotton): Tiền giấy không phải làm từ giấy thông thường, vì như vậy sẽ dễ hấp thụ nước, nhanh hỏng. Mà nó được sử dụng đến 80% cotton (sợi bông) để sản xuất. Do đó, tránh được sự mục nát và khó bị rách hơn so với giấy thường.
  • Tiền Polymer: Tờ tiền Polymer được cấu tạo từ 3 lớp: lớp phim, lớp giấy nền, phủ mờ và lớp vecni. Đặc biệt, tờ tiền này có yếu tố chống giả do công nghệ cao cài hình ẩn trên tiền. Tờ Polymer có chất liệu trơn, khó trách, không ướt, lâu bị phai mực.

Tiền Polymer Việt Nam được in ở đâu?

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra đồng tiền Việt Nam được in ở đâu? Tiền Polymer Việt Nam sẽ được in trực tiếp tại Việt Nam, không phải ở nước ngoài. Cụ thể, tại địa chỉ 30 Phạm văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Chất liệu Polymer được đưa vào Việt Nam để phục vụ cho sản xuất tiền năm 2003. Trước thời gian này, Polymer được rất nhiều nước trên toàn Thế giới sử dụng để in tiền. Do đó năm 1995, Việt Nam đã cử đại diện sang Úc và Singapore để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm in tiền.

Hiện nay, nhà máy in tiền của Việt Nam đã có thể tự chủ hoàn toàn về tất cả các khâu sản xuất. Không cần đến sự hỗ trợ từ kỹ thuật của Úc như thời gian đầu nữa.

Quy trình in tiền của Việt Nam

Quy trình in tiền tại Việt Nam sẽ không được công khai một cách cụ thể. Bởi vì đây là vấn đề thuộc bảo mật quốc gia. Những ai không có phận sự sẽ không được phép vào nhà máy in tiền.

Tuy nhiên, theo Nghị định 40/2021/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền, bảo quản, vận chuyển tài sản quý. Thì có thể hiểu được cơ bản quy trình in tiền như sau:

Tổ chức, quản lý việc in và đúc tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức việc in và đúc tiền dựa theo các nguyên tắc:

+ Việc in, đúc tiền thực hiện dựa theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước với đơn vị in, đúc tiền. Cơ sở, kế hoạch in, tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

+ Ngân hàng Nhà nước kiểm tra chất lượng tiền trước khi đơn vị in, đúc tiền giao cho ngân hàng.

+ Trong trường hợp chế bản in, tạo khuôn đúc và in tiền Việt Nam tại nước ngoài. Thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Thủ tướng Chính phủ để quyết định.

+ Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn đơn vị in, đúc tiền, quản lý tiền in, đúc. Thực hiện giám sát các cơ sở in đúc tiền và tiêu huỷ các tờ tiền bị hỏng.

Thực hiện in, đúc tiền

+ Cơ sở in, đúc tiền sẽ chuẩn bị, chịu trách nhiệm về quản lý an toàn thiết bị, vật tư, nguyên liệu.

+ Cơ sở in, đúc tiền xây dựng quy trình công nghệ in, đúc tiền.

+ Trước khi tổ chức in, cơ sở in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng phê duyệt mẫu in, đúc thử, bản in gốc, khuôn đúc.

+ Dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để cơ sở in, đúc tiền tuân theo.

+ Cơ sở in, đúc tiền phải bảo mật thông tin liên quan đến in, đúc tiền theo quy định.

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Đồng Tiền Polymer Việt Nam

Cách để nhận biết tiền Polymer thật, giả trên thị trường

Khi sử dụng tiền Polymer bạn cần phải phân biệt được đâu là tiền thật, tiền giả khi giao dịch mua bán. Dưới đây sẽ là một số hướng dẫn cơ bản giúp bạn dễ dàng nhận biết.

Dùng tay vò tiền

Như đã thông tin ở trên, Polymer sẽ có độ bền cơ học rất cao. Vì vậy khi dùng tay vò, thả ra bạn sẽ cảm nhận được sự đàn hồi nhanh chóng, không nát của tiền.

Nếu là tiền giả sẽ không có sự đàn hồi tốt để giúp tờ tiền lấy lại hình dạng ban đầu. Ngoài ra, bạn có thể xé thử một góc tờ tiền, nếu tiền thật sẽ không rách, còn tiền giả sẽ bị rách ngay.

Sử dụng ánh sáng để soi tiền

Khi ánh sáng rọi vào tờ tiền, nếu là tiền thật sẽ hiện lên các bóng chìm sắc nét, ăn khít nhau. Ngược lại, tiền giả sẽ không thể nào làm được điều này. Dấu hiệu đặc trưng của những tờ tiền bạn có thể để ý thấy như:

  • Tờ tiền 10.000 đồng soi dưới ánh đèn sẽ thấy hình ảnh ngôi chùa một cột.
  • Từ tờ tiền 20.000 đồng đến tờ 500.000 đồng khi soi dưới ánh đèn sẽ thấy hình ảnh chân dung Bác Hồ.

Các đường nét in nổi trên tiền

Khi dùng tay vuốt nhẹ tờ tiền thật, bạn sẽ cảm nhận được độ nhám của các yếu tố được in nổi. Cụ thể tại chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, quốc huy, dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn khi vuốt một tờ tiền mà tay bạn cảm giác trơn lỳ, không nhám thì đó là tiền giả.

Dùng máy soi tiền

Hiện nay, máy soi tiền được bán tại các cơ sở buôn bán vàng bạc, máy đếm tiền hoặc các ngân hàng. Để biết được tờ tiền Polymer đó là thật hay giả, bạn chỉ cần cho tiền vào máy và chờ kết quả. Đây cũng là cách để kiểm tra tiền thật, giả nhanh chóng và chính xác bạn nên tham khảo.

Kích thước Tiền Polymer Việt Nam như thế nào?

Với mỗi mệnh giá tiền sẽ có quy định về kích thước khác nhau, cụ thể:

Tờ tiền Kích thước
Tờ 500.000 đồng 152mm x 65mm
Tờ 200.000 đồng 148mm x 65mm
Tờ 100.000 đồng 144mm x 65mm
Tờ 50.000 đồng 140mm x 65mm
Tờ 20.000 đồng 136mm x 65mm
Tờ 10.000 đồng 132mm x 60mm
Tờ 5.000 đồng 134mm x 64mm
Tờ 2.000 đồng 134mm x 65mm
Tờ 1.000 đồng 134mm x 65mm
Tờ 500 đồng 130mm x 65mm
Tờ 200 đồng 130mm x 65mm
Tờ 100 đồng 120mm x 59mm

Vì sao ngân hàng Nhà nước Việt Nam không in thật nhiều tiền?

Đây chắc hẳn là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Tiền Việt Nam không thể in một cách tuỳ tiện. Nguyên tắc phát hành tiền để cung ứng và lưu thông tiền làm cân bằng với lượng hàng hoá. Việc tiền được hạn chế số lượng phát hành vì những nguyên do cụ thể sau:

Thứ nhất: Bảo vệ giá trị đồng Polymer Việt Nam, tránh lạm phát.

Thứ hai: Thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hoá khi sử dụng đồng tiền làm trung gian mua bán. Giúp cho sự phát triển của kinh tế, xây dựng nước nhà giàu mạnh.

Thứ ba: Ngân hàng phát hành tiền dựa vào hạn mức, số lượng quy định theo chính sách tiền tệ trong và ngoài nước.

Thứ tư: Mỗi đợt in tiền sẽ cần đến sự đánh giá, khảo sát và họp bàn giữa Ngân hàng, Chính phủ, Bộ tài chính.

Tờ tiền Polymer có gì nổi bật hơn so với tiền giấy?

Tính thẩm mỹ cao hơn so với tiền cũ

Những tờ tiền loại Polymer khi được sản xuất sẽ có nhiều đặc điểm nổi bật. Cụ thể như chất liệu “xịn” hơn, màu sắc sặc sỡ, bắt mắt tạo nên sự khác biệt. Đặc biệt, tờ Polymer ra đời giúp cho việc rút tiền tại máy ATM dễ dàng, đếm tiền nhanh hơn.

Độ bền rất cao

Tờ Polymer hoàn toàn không bị thấm nước và rất khó bị rách. Do đó, giúp quá trình lưu giữ và sử dụng tiền an toàn hơn. Nó có độ bền gấp 3 – 4 lần so với tờ tiền giấy truyền thống.

Chống tiền giả

Những tờ tiền Polymer đều có mệnh giá cao, từ 10.000 đồng – 500.000 đồng. Dựa vào công nghệ in Tiền Polymer Việt Nam được kiểm soát rất chặt chẽ. Do đó, sẽ tránh việc làm giả, làm nhái tiền bất hợp pháp, gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam.

Xưởng nhà máy in tiền Việt Nam ở đâu?

Hiện nay, bộ phận in Tiền Polymer Việt Nam thực hiện nhiệm vụ in đúc tiền có trụ sở tại Hà Nội. Cụ thể, 30 Phạm Văn Đồng, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Đơn vị này hoạt động mô hình Công ty TNHH MTV với chức năng đúc tiền, cung ứng theo đơn đặt hàng của Nhà nước. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc đồng tiền Việt Nam nước nào in của nhiều người.

Với những thông tin vừa chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết Đồng Tiền Polymer Việt Nam được in ở đâu? Quy trình in tiền Polyme, tiền giấy của Việt Nam rồi phải không nào? Đây có lẽ là những thắc mắc cần được giải đáp của không ít người dân Việt Nam khi hàng ngày đều sử dụng tiền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *