Vay Ngân hàng là hình thức vay truyền thống được khách hàng ưa chuộng nhất. Bởi vừa đảm bảo sự an toàn lại được áp dụng mức lãi suất hợp lý. Do đó, mỗi ngày lượng khách hàng tìm đến các Ngân hàng để vay vốn không ngừng tăng lên.
Trong số các Ngân hàng đang được “săn đón” nhất hiện nay phải kể đến OCB. Đơn vị này là giải pháp hiệu quả cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn kinh doanh, tiêu dùng cá nhân,…
Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn thắc mắc có nên vay tiền ngân hàng OCB? Nợ xấu có vay được OCB không? Đây đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để cập nhật thông tin chính xác nhất nhé!
Tổng quan về Ngân hàng OCB
OCB là tên gọi tắt của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông, tên Tiếng Anh ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. Ngân hàng chính thức hoạt động vào ngày 10/06/1996. Trụ sở chính được đặt tại số 45 Lê Duẩn, quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông được Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động vào ngày 13/04/1996. Và được Sở kế hoạch Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp giấy phép kinh doanh.
Trải qua hơn 25 năm trên thị trường tài chính, OCB đã khẳng định được thương hiệu cũng như vị thế của mình. Ngân hàng này đã gặt hái được nhiều thành quả đáng mong đợi như:
- 08/2002, OCB gia nhập Hiệp hội Viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu.
- 01/2004, sáp nhập Ngân hàng Tây Đô vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông.
- 05/2008, khai trương Sở giao dịch.
- 09/2009, Ermst & Young và Ngân hàng OCB đã ký hợp đồng chính thức về việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng.
- 12/2009, OCB chào bán hơn 600 tỷ dồng trái phiếu được chuyển đổi ra công chúng. Đây là loại trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Hiện nay, OCB đã phân bổ trên 17 tỉnh thành của nước ta. Trong đó có 22 Chi nhánh, 4 phòng giao dịch và 4 quỹ tiết kiệm.
Có nên vay tiền ngân hàng OCB?
Đây là câu hỏi thường gặp của mọi khách hàng khi đang có dự định vay vốn tại Ngân hàng. Và Ngân hàng OCB là một trong những đơn vị tiềm năng được đánh giá rất cao về lĩnh vực cho vay.
Những ưu điểm khi bạn vay tiêu dùng tại Ngân hàng OCB
Tỷ lệ vay đến 100% nhu cầu của khách hàng.
Mức lãi suất vay ngân hàng OCB chỉ từ 6,99%, có sức cạnh tranh rất cao trên thị trường tài chính hiện nay.
- Thủ tục hồ sơ đăng ký vay vô cùng đơn giản, giải ngân nhanh.
- Thời hạn được vay dài, có thể lên đến 25 năm.
- Khách hàng sẽ được hỗ trợ vay tận nhà. Nhân viên của Ngân hàng sẽ đến và hoàn tất thủ tục vay sớm nhất.
- Có thể vay ở hai hình thức thế chấp tài sản và vay tín chấp.
- Khách hàng có thể đăng ký vay online qua web của Ngân hàng. Sau đó nhân viên của OCB sẽ liên hệ và hỗ trợ tư vấn, làm hồ sơ vay.
Thông qua những ưu điểm này, cho thấy được OCB là Ngân hàng rất uy tín. Đáp ứng được nhu cầu vay vốn của số lượng lớn khách hàng. Nếu bạn đang gặp trục trặc về tài chính hãy nghĩ ngay đến Ngân hàng OCB để được hỗ trợ tốt nhất.
Ngân hàng phương đông (OCB lừa đảo) có thật không?
Gần đây xuất hiện những thông tin về Ngân hàng OCB lừa đảo khách hàng. Cụ thể như lãi suất cho vay quá cao, phí dịch vụ không được rõ ràng. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự bức xúc của khách hàng này từ đâu? Dưới đây sẽ là câu trả lời rõ ràng và chính xác về sự việc này.
Người vay không hiểu rõ về các gói sản phẩm vay
Ngân hàng OCB có rất nhiều gói vay ưu đãi dành cho khách hàng. Các gói vay này sẽ được vay dưới hai hình thức chính là thế chấp và tín chấp. Khi vay thế chấp, bạn sẽ phải chịu lãi suất cao vì mang tính rủi ro tín dụng.
Nếu chậm thanh toán hay không thanh toán cho Ngân hàng sẽ phải chịu phí phạt cao. Nếu khách hàng không nắm rõ các vấn đề này sẽ dẫn đến hiểu lầm không đáng. Gây ảnh hưởng tới uy tín của Ngân hàng và sự bức xúc cho bản thân.
Không đọc kỹ điều khoản của hợp đồng
Bất kỳ một giao dịch vay vốn, dù là hình thức tín chấp hay thế chấp thì Ngân hàng OCB cũng sẽ cung cấp Hợp đồng cho khách hàng. Đây là loại giấy tờ rất quan trọng để ràng buộc hai bên.
Nội dung hợp đồng sẽ ghi rõ thông tin của khách hàng, số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, phí chậm thanh toán, phí phạt,… Nếu bên nào vi phạm sẽ phải bồi thường theo đúng cam kết đã thoả thuận.
Việc của khách hàng là phải đọc kỹ hợp đồng, nếu còn thắc mắc hay không hài lòng ở điểm nào thì phải trao đổi trước khi ký. Tránh tình trạng không hiểu rõ điều khoản mà ký kết hợp đồng. Sau này phát sinh tranh chấp lại cho rằng OCB đang lừa đảo.
Không hiểu cách tính lãi suất của OCB
Lãi suất nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới số tiền mà bạn phải thanh toán cho Ngân hàng khi đến hạn. Khi được tư vấn, bạn cần yêu cầu nhân viên Ngân hàng hướng dẫn cách tính lãi suất cụ thể nhất.
Hiện tại, OCB đang áo dụng hai hình thức tính lãi. Đó là tính lãi theo dư nợ gốc không đổi và tính lãi theo dư nợ gốc giảm dần.
Các đối tượng giả dạng, mạo danh nhân viên OCB
Hiện nay có không ít các đối tượng giả mạo nhân viên Ngân hàng OCB để đến tư vấn các gói vay cho khách hàng. Điểm đáng nói ở đây là mức lãi suất được đưa ra rất cao. Với những khách hàng cả tin sẽ tiến hành làm thủ tục vay. Như vậy sẽ dẫn đến việc “tiền mất tật mang”. Lãi suất được tính ra sẽ còn cao hơn số tiền gốc đã vay.
Do đó, khách hàng sẽ cho rằng OCB đang lừa đảo, lợi dụng lòng tin để cho vay vốn với lãi suất “cắt cổ”.
Như vậy, để tránh tình trạng này xảy ra, bạn không nên cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào cho người lạ. Nếu nhận được tin nhắn mời vay tiền OCB từ số điện thoại lạ thì không nên trao đổi thông tin. Khi muốn vay vốn hãy đến trực tiếp Chi nhánh Ngân hàng OCB để được hỗ trợ tư vấn.
Quy trình thẩm định vay tín chấp OCB
Nếu khách hàng đã đủ điều kiện về mặt thủ tục, hồ sơ vay tại Ngân hàng OCB sẽ tiếp tục qua giai đoạn thẩm định. Các bước trong quy trình thẩm định cụ thể như sau:
Tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, OCB sẽ xác định mục đích vay vốn để hoàn thiện giấy tờ.
Thẩm định toàn bộ hồ sơ
Nhân viên Ngân hàng sẽ thẩm định hồ sơ thông qua việc xác minh thông tin của khách hàng. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, bạn sẽ được biết số tiền vay và mức lãi suất áp dụng.
Thông báo kết quả
Sau bước thẩm định thì hồ sơ sẽ được chuyển sang bộ phậm phê duyệt. Bạn sẽ mất khoảng 1-2 ngày để có kết quả.
Phê duyệt
Nhân viên Ngân hàng sẽ gọi điện thông báo kết quả. Nếu bạn hoàn toàn đồng ý với các điều kiện và mức vay đưa ra thì Hợp đồng vay vốn sẽ được soạn thảo và ký kết.
Thu hồi nợ
Căn cứ vào thông tin Hợp đồng, Ngân hàng OCB sẽ thu hồi nợ theo tháng, quý hoặc năm. Việc của bạn là phải thanh toán đúng hạn để không bị phạt lãi suất chậm trả và bị nợ xấu.
Những câu hỏi thường gặp
Tra cứu khoản vay OCB bằng cách nào?
Sẽ có hai trường hợp để bạn tra cứu, đó là tra cứu khoản vay đã được giải ngân và khoản vay chưa được giản ngân. Tuy nhiên, cách thức tra cứu đều giống nhau, cụ thể:
- Cách 1: Tra cứu thông qua ứng dụng Omni của Ngân hàng OCB cài đặt trên điện thoại di động.
- Cách 2: Gọi điện đến phòng giao dịch đang lưu hồ sơ vay của mình.
- Cách 3: Truy cập vào trang web chính thức của Ngân hàng OCB: go.ocb.com.vn.
- Cách 4: Gọi điện đến trung tâm dịch vụ khách hàng của OCB để nhờ hỗ trợ tra cứu.
Với việc tra cứu này, bạn sẽ biết được rất nhiều thông tin. Chẳng hạn như số tiền đề xuất vay, số tiền được phê duyệt, tình trạng vay, tình trạng giải ngân khoản vay,…
OCB nợ xấu có vay được không?
Nợ xấu Ngân hàng là nợ khó đòi, khách hàng đã thanh toán không đúng hạn tại đơn vị tài chính khác. Dẫn đến bị liệt kê vào danh sách nợ xấu của tổ chức CIC.
Nợ xấu sẽ có các nhóm từ 1 đến 5. Phân loại theo từng cấp độ thời gian chậm thanh toán của khách hàng.
Với Ngân hàng OCB, khi bị nợ xấu thì tất nhiên khách hàng sẽ không được duyệt vay. Bởi vì OCB là Ngân hàng có chính sách hạn chế đối với các khách hàng tồn tại nợ xấu. Như vậy để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Ngân hàng ở mức thấp nhất.
OCB sẽ có các gói vay tín chấp và thế chấp. Điều kiện vay là các khách hàng không bị nợ xấu tại bất kỳ tổ chức khác. Đặc biệt, người thân chung sổ hộ khẩu của người bị nợ xấu cũng sẽ không thể vay tại OCB.
Nếu đã bị nợ xấu thì bạn phải làm thủ tục xoá nợ xấu tại tổ chức CIC. Sau đó phải chờ được xoá khỏi danh sách nợ xấu thì mới được vay tại Ngân hàng. Thời gian chờ tối đa là 5 năm.
Như vậy, để có thể vay tại Ngân hàng, bạn không nên để bị dính nợ xấu ở quá khứ. Đây sẽ là hạn chế khiến bạn mất đi nhiều cơ hội để cải thiện kinh tế khi gặp khó khăn.
Số điện thoại Ngân hàng OCB để liên lạc
Nếu bạn đang cần giải đáp thông tin về khoản vay hay cần được tư vấn các gói vay. Hãy gọi đến số tổng đài OCB (Việt Nam): 1800 6678, tổng đài OCB (Quốc tế): 02873056678.
Để nhân viên có thể giải đáp và phục vụ bạn tốt nhất. Trước khi gọi bạn cần chuẩn bị các thông tin cá nhân cũng như các thông tin cần trao đổi với OCB. Như vậy sẽ không mất nhiều thời gian của bạn nhé!
Vay tín chấp ngân hàng nào dễ nhất?
Hiện nay có rất nhiều Ngân hàng cho vay tín chấp với thủ tục đơn giản và nhanh chóng. Giúp khách hàng giải quyết khó khăn tài chính một cách dễ dàng. Bạn có thể tham khảo qua các đơn vị dưới đây:
- Ngân hàng SHB
- Ngân hàng VPBank
- Ngân hàng VIB
- Ngân hàng TechcomBank
- Ngân hàng HDBank
- Ngân hàng VietcomBank
- Ngân hàng ShinhanBank
- Ngân hàng BIDV
- Ngân hàng MBBank
- Ngân hàng SacomBank
Bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thông tin liên quan tới vấn đề có nên vay tiền ngân hàng OCB? Nợ xấu có vay được OCB không? Đây là đơn vị cho vay uy tín trên thị trường tín dụng hiện nay. Bạn có thể cân nhắc để làm thủ tục vay vốn khi cần nhé!
Được biên tập bởi:
https://appvay.org