Chậm trả góp 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng bị phí phạt bao nhiêu, có nợ xấu không?

Bạn đang có khoản vay trả góp tại các công ty tài chính, có thể là tiền mặt hoặc các sản phẩm như điện thoại, điện máy hay xe máy. Thế nhưng, vì một lý do nào đó, bạn không thanh toán đúng hạn. Vậy, chậm trả góp 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng bị tính phí phạt bao nhiêu, có nợ xấu không? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp một cách chính xác và cặn kẽ nhất ngay trong bài viết này.

Chậm trả góp 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng có bị sao không?

Trả góp qua các công ty tài chính là một hình thức thanh toán khá phổ biến hiện nay. Khi không có đủ tiền để trả một lần, người mua hàng có thể chọn cách trả góp theo tháng, kỳ hạn có thể là 4 tháng, 6 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 12 tháng,… Tùy thuộc vào từng sản phẩm mà mỗi khách hàng sẽ được áp dụng trả góp 0 lãi suất và trả góp có lãi suất. Các sản phẩm trả góp thường là điện thoại, tivi, tủ lạnh, máy quạt nước, máy lạnh, xe máy,…

Căn cứ vào Điều 357 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

  1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi suất đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
  2. Lãi suất phát sinh cho chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất theo quy định tại khoản 1 điều 468 của Bộ luật này.

Theo đó, trường hợp người vay chậm tiền trả góp thì phải chịu một mức phí phát nhất định, và phí phạt là bao nhiêu sẽ dựa theo quy định của bên cho vay đã thể hiện rõ ràng, công khai trong hợp đồng trả góp. Không chỉ vậy, nếu có hành vi trốn tránh, bùng nợ thì người vay có thể phải bị truy trách nhiệm về hình sự, về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Không chỉ vậy, dù chậm trả nợ 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, bạn đều sẽ bị bên cho vay gọi điện, nhắn tin nhắc nợ mỗi ngày. Có thể bạn chưa biết, bên các công ty tài chính sẽ có bộ phận đòi nợ hẳn hoi. Họ sẽ thực hiện các cuộc gọi liên tục để thúc giục bạn trả nợ, một vài các công ty đôi khi cũng sẽ đòi nợ theo kiểu “xã hội đen”. Thậm chí, không chỉ bản thân, mà bạn bè, người thân của bạn cũng bị gọi điện làm phiền.

Trễ hạn trả góp bị tính phí phạt bao nhiêu?

Chậm trả góp mấy ngày thì bị tính phí?

100% các công ty tài chính sẽ áp dụng phí phạt đối với các khoản nợ quá hạn. Theo đó, thời điểm tính phí phạt ở từng công ty tài chính cũng khác nhau, dưới đây là thông tin bạn nên tham khảo.

  • Đối với FE Credit: Trễ 1-4 ngày không tính phí, trễ 5 ngày tính phí.
  • Đối với HomeCredit: Trễ 1-4 ngày không tính phí, trễ 5 ngày tính phí.
  • Đối với HDSaison: Trễ 1-6 ngày không tính phí, trễ 7 ngày tính phí.
  • Đối với ACS: Trễ 1-6 ngày không tính phí, trễ 7 ngày tính phí.
  • Đối với Mcredit: Trễ 1-4 ngày không tính phí, trễ 5 ngày tính phí.

Lưu ý: Trên đây là quy định về phí phạt đối với các trường hợp trả góp không đúng hạn. Thông thường, đối với các trường hợp đóng chậm 3-4 ngày, các công ty sẽ không phạt lãi. Tuy nhiên, bạn không nên để quá lâu mà tốt nhất, nên thanh toán sớm hoặc đúng ngày, để tránh bị gọi điện nhắc nợ cũng như ảnh hưởng đến điểm tín dụng của mình.

Cách tính phí phạt chậm trả góp cụ thể ở mỗi ngân hàng

Thông thường, phí chậm trả góp ở mỗi công ty tài chính là khác nhau. Nó sẽ xét theo các yếu tố như chậm trả góp 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hay 2 tháng, số tiền chậm thanh toán và quy định về cách tính phí phạt ở mỗi đơn vị cho vay. Dưới đây là bảng phí phạt quá hạn của các công ty tài chính lớn nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo trước.

STT Tên công ty Tài chính Mức phí phạt
1 HomCredit Lần đầu phạt 150.000đ, lần 2,3 phạt 250.000đ
2 FeCredit Chậm trả từ 5-30 ngày phạt 150.000đ
3 HDSaison Chậm 7 ngày phạt 150% trên gốc và lãi quá hạn
4 ACS Chậm trả 7 ngày phạt 5.000đ/ ngày
5 Mcredit Chậm trả 5 ngày tính 150% trên cả lãi và gốc

Lưu ý: Trên đây chỉ là bảng thông tin tham khảo để bạn hiểu rõ hơn, mức phí phạt có thể có sự thay đổi tùy vào từng thời điểm và từng công ty. Trong trường hợp không biết chậm trả góp 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng bị tính phí phạt bao nhiêu, có nợ xấu không, bạn nên gọi đến tổng đài CSKH của công ty tài chính bạn đang trả góp để được tư vấn chính xác về mức phí phạt mình phải đóng.

Chậm trả góp có bị nợ xấu hay không?

Chậm thanh toán trả góp gây ra nhiều hậu quả như phải chịu thêm mức phí trễ hạn, bị công ty tài chính giục nợ, thậm chí nếu có ý định bùng nợ thì người vay có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, có một hệ lụy nữa mà ít người biết, đó là sẽ bị cho vào nhóm nợ xấu và trong tương lai sẽ khó thể vay ở bất cứ đâu.

Tuy nhiên, không phải ai bị chậm trả góp cũng bị đưa vào nhóm nợ xấu. Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, tại khoản 8 Điều 3, các khoản vay sẽ chia thành 5 nhóm, dựa theo mức độ rủi ro như sau:

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Trong đó, nợ xấu là các trường hợp thuộc nhóm 3,4,5 tương ứng với thời gian quá nợ là 3-6 tháng, 6-12 tháng và trên 12 tháng. Căn cứ vào mức độ quá nợ, công ty tài chính sẽ phân tích nợ xấu và gửi kết quả đó cho CIC – Trung tâm Tín dụng Quốc gia Việt Nam. Khi đó, nếu thuộc các nhóm nợ 3,4,5 thì có thể bị từ chối hoặc rất khó để vay thành công ở các ngân hàng hoặc các công ty tài chính.

Các hình thức trả góp đơn giản và dễ dàng nhất

Trả góp qua ví điện tử

Giờ đây, việc thanh toán các hợp đồng trả góp điện thoại – điện máy trở nên tiện lợi và thông minh hơn. Trong đó có ví điện tử đang là kênh chiếm ưu thế hơn cả, ví dụ như Momo, Zalopay,… Đơn giản, bạn chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và cài đặt ứng dụng về máy là có thể thực hiện các thao tác đóng tiền dễ dàng, nhanh chóng.

Trả góp tại các điểm thu hộ

Đây có lẽ là kênh thanh toán tiền góp phổ biến được nhiều khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Sở dĩ là bởi vì, bạn chỉ cần mang số CMND hoặc số hợp đồng ra các điểm thu hộ là có thể tiến hành đóng tiền trả góp nhanh chóng, chính xác. Các điểm thu hộ có nhiều chi nhánh trên cả nước như Thế giới di động, Điện máy xanh,vv…

Chậm trả góp các công ty tài chính và những thông tin liên quan

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Trong trường hợp các chủ vay đã được xác định là nợ xấu, thường là nợ nhóm 3 trở lên. Lúc này, các công ty tài chính đã có thể khởi kiện, tuy nhiên thường thì các ngân hàng sẽ không khởi kiện ngay. Thay vào đó, họ sẽ chủ động gia hạn thêm thời gian để các khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Hoặc, các ngân hàng sẽ thu các tài sản có giá trị để có thể thu hồi khoản nợ của mình.

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, tại điều 275 có quy định, thời gian tối đa để có thể trả nợ là 36 tháng. Qua thời gian này, nếu như các đối tượng vẫn không chịu thanh toán khoản vay, lúc này bên các công ty tài chính có thể tiến hành tạo hồ sơ để đưa ra toàn án. Khi đó, các chủ thể nợ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, có thể bị cưỡng chế tái sản hoặc ngồi tù vì tội chiếm đoạt tài sản.

Nếu không đóng tiền trả góp có sao không?

Trong một số trường hợp, bên cho vay, cụ thể là các ngân hàng, công ty tài chính nhận thấy người mua có ý định chiếm đoạt hàng hóa mua trả góp từ 2 triệu trở lên thì có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt tài sản. Theo đó, bản thân người bùng nợ có thể chịu mức phạt cải tạo không giam giữ từ 3 năm cho đến chung thân.

Bên cạnh đó, những người phạm tội còn có thể bị phạt từ 10-100 triệu đồng. Đồng thời, cấm hành nghề trong khoảng thời gian từ 1-5 năm hoặc là tịch thu một phần tài sản.

Tuy nhiên, rất hiếm các trường hợp khách vay bị truy tố hình sự. Đa phần, đối với các nhóm nợ xấu từ nhóm 3 trở lên, các công ty tài chính sẽ áp dụng các cách đòi nợ, từ nhẹ nhàng đến khắt nghe. Nếu nhận thấy đó là nợ khó đòi, thường thì các công ty tài chính sẽ chuyển hồ sơ cho các bên đòi nợ thuê để tiếp tục thu hồi nợ.

Chậm trả góp 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng bị tính phí phạt bao nhiêu, có nợ xấu không, với những thông tin ở trên có lẽ bạn cũng đã có cho mình câu trả lời thích đáng nhất. Qua đó, appvay.org cũng khuyên bạn, dù lý do gì đi nữa, cũng đừng ên chậm trả góp, dù chỉ 1 ngày. Mặc dù, hầu hết các công ty tài chính sẽ tính dôi vài ngày mới tính phí phạt. Tuy nhiên, hãy luôn chú ý “làm sạch” hồ sơ của mình để sau này vấn đề vay, dù ở đâu, bao nhiêu tiền cũng sẽ dễ dàng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *