Bạn đã bao giờ thắc mắc 1 cọc, 1 xấp tiền 500k dày bao nhiêu? Bao nhiêu tờ hay chưa? Nếu bạn thực sự quan tâm, vậy hãy cùng Appvay tìm hiểu về thông tin này ngay bên dưới bài viết này nhé!
Cách nhận biết tờ tiền 500K hiện nay
Trước khi tìm hiểu về vấn đề “1 cọc, 1 xấp tiền 500K dày bao nhiêu?” bạn cần nắm rõ về mệnh giá này trước nhé! Tờ tiền 500K hay 500.000 đồng là mệnh giá cao nhất đang được lưu hành tại Việt Nam.
Tiền 500K được phát hành vào ngày 17/12/2003 và được làm từ chất liệu giấy Polymer. Tiền có màu xanh lơ tím sẫm, với kích thước 152mm x 65mm x 0.1mm.
Dưới đây là đặc điểm trên tờ tiền 500K:
Mặt trước tờ tiền:
- Có quốc huy, in dòng chữ rõ ràng “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.
- Có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Mệnh giá 500.000 đồng được ghi bằng số và chữ.
- Các hình ảnh trang trí là hoa văn của dân tộc Việt Nam.
Mặt sau tờ tiền:
- Chính giữa tờ tiền được in dòng chữ “Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam”.
- Có in hình ảnh nhà của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, Nghệ An.
- Mệnh giá tiền được ghi bằng chữ và số rõ ràng.
- Có trang trí hoa văn dân tộc (in chìm và in nổi).
1 cọc, 1 xấp tiền 500K dày bao nhiêu?
Để biết được độ dày của 1 cọc, 1 xấp tiền 500.000 đồng là bao nhiêu bạn sẽ phải áp dụng công thức tương ứng để tính ra kết quả. Cụ thể từng cọc, từng xấp tiền 500.000 đồng sẽ được tính cụ thể như sau:
1 cọc tiền 500K dày bao nhiêu?
Theo quy định của hầu hết các ngân hàng, 1 cọc tiền 500K sẽ được sắp xếp thành một cọc, đúng y 1.000 tờ tiền 500.000 đồng. Như chia sẻ ở trên, 1 tờ tiền 500.000 đồng sẽ có kích thước là 152mm x 65mm x 0.1mm. Như vậy, độ dày của một tờ tiền 500.000 đồng là 0.1mm.
Vậy để tính được độ dày của 1 cọc tiền 500K, bạn áp dụng công thức tính như sau:
Độ dày 1 cọc tiền = Độ dày 1 tờ tiền x số lượng tờ tiền trong 1 cọc.
Như vậy, áp dụng công thức ta có độ dày 1 cọc tiền = 0.1mm x 1.000 = 100mm. Vậy nên, 1 cọc tiền 500K sẽ dày 100mm.
» Tham khảo thêm: Địa chỉ cầm sổ bảo hiểm xã hội ở Đồng Nai hạn mức cao
1 xấp tiền 500K dày bao nhiêu?
1 xấp tiền 500K sẽ khác với 1 cọc tiền 500K. Theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì 1 xấp tiền 500.000 đồng sẽ gồm 100 tờ tiền 500.000 đồng. Tương tự như chia sẻ trên, kích thước của 1 tờ tiền 500.000 đồng là 152mm x 65mm x 0.1mm. Tức là, 1 tờ tiền 500.000 đồng sẽ dày là 0.1mm.
Áp dụng tương tự công thức trên, ta có được:
1 xấp tiền 500K = 0.1mm x 100 = 10mm.
Như vậy, 1 xấp tiền 500K sẽ dày 10mm.
1 cọc, 1 xấp tiền 500K có bao nhiêu tờ?
Thắc mắc 1 cọc, 1 xấp tiền 500K có bao nhiêu tờ, bao nhiêu tiền cũng được nhiều người quan tâm. Chi tiết sẽ được thông tin ngay bên dưới:
1 cọc tiền 500K có bao nhiêu tờ?
Dựa theo quy định chung của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, 1 cọc tiền 500K sẽ gồm 1.000 tờ tiền 500.000 đồng. Như vậy, 1 cọc tiền 500K sẽ là 500 triệu đồng.
Tương tự như các mệnh giá khác, bạn cũng có thể tìm hiểu:
- 1 cọc tiền 200K (200.000 đồng) sẽ có 1.000 tờ tiền 200K. Tương ứng 200 triệu đồng.
- 1 cọc tiền 100K (100.000 đồng) sẽ có 1.000 tờ tiền 100K. Tương ứng 100 triệu đồng.
- 1 cọc tiền 50K (50.000 đồng) sẽ có 1.000 tờ tiền 50K. Tương ứng 50 triệu đồng.
- 1 cọc tiền 20K (20.000 đồng) sẽ có 1.000 tờ tiền 20K. Tương ứng 20 triệu đồng.
- 1 cọc tiền 10K (10.000 đồng) sẽ có 1.000 tờ tiền 10K. Tương ứng 10 triệu đồng.
Áp dụng như ở các mệnh giá tiền giấy nhỏ hơn, cách quy đổi 1 cọc tiền cũng được thực hiện tương tự.
1 xấp tiền 500K có bao nhiêu tờ?
Cũng theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước, 1 xấp (xếp) tiền 500K sẽ gồm 100 tờ tiền 500.000 đồng. Tương ứng với số tiền 50 triệu đồng.
Áp dụng tương tự, bạn có thể tính được 1 xấp tiền của các mệnh giá khác:
- 1 xấp tiền 200K sẽ có 100 tờ 200.000 đồng. Tương ứng 20 triệu đồng.
- 1 xấp tiền 100K sẽ có 100 tờ 100.000 đồng. Tương ứng 10 triệu đồng.
- 1 xấp tiền 50K sẽ có 100 tờ 50.000 đồng. Tương ứng 5 triệu đồng.
- 1 xấp tiền 20K sẽ có 100 tờ 20.000 đồng. Tương ứng 2 triệu đồng.
- 1 xấp tiền 10K sẽ có 100 tờ 10.000 đồng. Tương ứng 1 triệu đồng.
Áp dụng như ở các mệnh giá tiền giấy nhỏ hơn, cách quy đổi 1 xấp tiền cũng được thực hiện tương tự như vậy.
Quy định về sắp xếp, bảo quản, lưu trữ, đóng gói tiền tệ
Các ngân hàng có mặt trên thị trường đều cần tuân theo quy định về sắp xếp, bảo quản, lưu trữ và đóng gói tiền tệ của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Cụ thể về quy định bạn tham khảo sau đây:
Quy định về sắp xếp, bảo quản, lưu trữ tiền tệ
Theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam về việc sắp xếp, bảo quản, lưu trữ tiền tệ hiện nay. Các ngân hàng cần thực hiện theo quy định như sau:
- 1 cọc tiền/ 1 cây tiền/ 1 cục tiền/ 1 bó tiền: Sẽ gồm có 1.000 tờ tiền.
- 1 xấp tiền/ 1 thếp tiền/ 1 tép tiền: Sẽ gồm có 100 tờ tiền.
- 1 bao giấy tiền (nửa bao tải): Sẽ gồm 10 bó tiền (cụ thể: 10.000 tờ tiền).
» Gợi ý thêm: FE Credit có hỗ trợ nợ xấu không?
Quy định về đóng gói tiền tệ đúng chuẩn
Đóng gói tiền tệ cũng được quy định đúng chuẩn theo Điều 4, Thông tư 01/2014/TT-NHNN như sau:
- 1 bó tiền sẽ gồm 1.000 tờ tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu. Chúng được đóng thành 1 thếp. Mỗi thiết sẽ gồm 100 tờ.
- 1 bao tiền sẽ gồm 20 bó tiền cùng mệnh giá, cùng chất liệu.
- 1 túi tiền sẽ gồm 1.000 miếng tiền kim loại cùng mệnh giá. Chúng được đóng thành 20 thỏi. Mỗi thỏi sẽ gồm 50 miếng.
- 1 hộp tiền sẽ gồm 2.000 miếng tiền kim loại mới cùng mệnh giá. Chúng được đóng thành 40 thỏi. Mỗi thỏi sẽ gồm 50 miếng.
- 1 thùng tiền kim loại sẽ gồm 10 túi tiền có cùng mệnh giá.
Mẹo tính 1 cọc, 1 xấp tiền 500K bao nhiêu tờ nhanh, chính xác
Để giảm thiểu thời gian tính toán nhưng vẫn có kết quả chính xác. Khi có nhu cầu cần biết 1 cọc, 1 xấp tiền 500K dày bao nhiêu, bao nhiêu tờ, bao nhiêu tiền. Bạn có thể tham khảo đơn giản như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trình duyệt trên bất kỳ thiết bị của bạn.
- Bước 2: Gõ từ khóa bạn cần tìm. Ví dụ: “1 cọc, 1 xấp tiền 500K dày bao nhiêu?” hoặc “1 cọc, 1 xấp tiền 500K là bao nhiêu tiền?”…
Lúc này, trình duyệt của bạn sẽ hiển thị kết quả chính xác, nhanh chóng. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể tìm kiếm câu trả lời mong muốn một cách hiệu quả.
Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc 1 cọc, 1 xấp tiền 500K dày bao nhiêu? Bao nhiêu tờ? Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tính toán được lượng tiền tệ trong các giao dịch tài chính của mình chính xác và nhanh chóng.